Bản tin đặc biệt

Một cơ quan đáng bàn cãi của Liên Hiệp Quốc bị cáo buộc viện trợ cho Hamas

Một giáo viên bị buộc tội giam giữ một con tin người Israel trên gác mái.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết họ đã tìm thấy hỏa tiễn gần một trường học ở Gaza.

Một viện của Quốc hội Thụy Sĩ bỏ phiếu cắt tài trợ cho Gaza. Tại Hoa Kỳ, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa cho rằng Quốc hội cũng nên làm như vậy.

Tất cả những sự kiện xảy ra gần đây đều xoay quanh một cơ quan gây nhiều tranh cãi ​​— Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu trợ và Việc làm cho Người tị nạn Palestine (UNRWA).

Cơ quan này là trung tâm của cuộc khủng hoảng người tị nạn. Một số người coi UNRWA là một nhà cung cấp dịch vụ quan trọng cho người dân Ả Rập đang bị bao vây ở Dải Gaza và Tây Ngạn, nơi mà người Israel thường gọi là Judea và Samaria.

Những người khác coi cơ quan này là tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng, một cơ quan dùng để duy trì thân phận “người tị nạn” không còn áp dụng cho hầu hết người Palestine và làm điều đó để cản trở vô thời hạn bất kỳ tiến trình hòa bình nào.

Nhiều nhà quan sát cho rằng tổ chức này vừa là nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu, vừa là sự trở ngại cho hòa bình.

Những người bênh vực UNRWA thì cho rằng tổ chức này chỉ đang thực hiện sứ mệnh do Liên Hiệp Quốc giao phó gần 3/4 thế kỷ trước.

Những người phản đối cho rằng UNRWA quá thân thiết với Hamas, nhóm khủng bố kiểm soát Gaza và châm ngòi cho cuộc chiến đang diễn ra với vụ thảm sát khoảng 1,200 người Israel hôm 07/10/2023.

Những người bênh vực nói rằng Israel là một quốc gia phân biệt chủng tộc dựa trên sự phân biệt tôn giáo vô đạo đức. Những người phản đối nói rằng những người Ả Rập gốc Palestine bị di tản do Chiến tranh Độc lập năm 1948 của Israel nên được tái định cư giống như 135 nhóm người tị nạn khác do Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) giám sát.

Tình huống tị nạn duy nhất mà UNHCR không quản lý là Palestine.

Ông Kobi Michael, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia thuộc Đại học Tel Aviv, nói về UNRWA: “Tổ chức này sinh ra trong tội lỗi, tồn tại trong tội lỗi, và hoạt động trong tội lỗi.”

Ông nói với The Epoch Times rằng, “Đây là một tổ chức chính trị, ngay từ đầu đã phục vụ lợi ích của các quốc gia Ả Rập không muốn tiếp nhận người tị nạn Palestine vào đất nước của họ.”

“Họ không muốn tái định cư cho những người tị nạn Palestine. Họ muốn giữ chân họ trong các trại tập trung và duy trì tình trạng tị nạn của họ. Đây là nền tảng cho cách sống của người Palestine. Đây là cái cớ cho thân phận nạn nhân của họ. Đây là lý do tại sao họ có thể nhận tiền từ cộng đồng quốc tế, và tại sao họ không phải chịu trách nhiệm.”

“Thật không may là cộng đồng quốc tế lại hợp tác với Palestine và UNRWA. Giờ đây, trong tình cảnh chiến tranh, tổ chức đó lại không thể bị giải tán. Tổ chức đó cần thiết cho công việc viện trợ nhân đạo. Nhưng sau cuộc chiến này, điều đầu tiên cần làm là giải tán UNRWA và các trại tị nạn ở Dải Gaza.”

Bà Susan Akram, một giáo sư luật tại Trường Đại học Boston và là giám đốc Phòng khám Nhân quyền Quốc tế, nói với The Epoch Times rằng ít ra thì bà không cho rằng UNRWA là đáng bàn cãi.

Những căn lều dành cho người Palestine muốn tị nạn được dựng trong khuôn viên trung tâm Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu trợ và Việc làm cho Người tị nạn Palestine ở phía nam Dải Gaza, hôm 19/10/2023. (Ảnh: Mahmud Hams/AFP qua Getty Images)
Những căn lều dành cho người Palestine muốn tị nạn được dựng trong khuôn viên trung tâm Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu trợ và Việc làm cho Người tị nạn Palestine ở phía nam Dải Gaza, hôm 19/10/2023. (Ảnh: Mahmud Hams/AFP qua Getty Images)

“Tổ chức này khá hiệu quả đối với những ai tiếp cận tổ chức này từ góc độ luật pháp quốc tế,” bà nói. “Chúng tôi sẽ không cho là tổ chức này là đáng bàn cãi. UNRWA được thành lập với một nhiệm vụ rất cụ thể (được Liên Hiệp Quốc giao vào năm 1949), và tổ chức này vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đó.”

Tổ chức này có hiệu quả thế nào? Người Israel với mọi quan điểm chính trị của đất nước bất đồng quan điểm sâu sắc này nói rằng tổ chức này tài trợ cho các trường học để dạy các thế hệ học sinh Palestine trở nên thù hận, khiến hòa bình hoặc giải pháp hai nhà nước trở nên bất khả thi.

Một giáo viên UNRWA bị cáo buộc đã giam giữ một trong những con tin Israel bị Hamas bắt giữ hôm 07/10/2023. Cơ quan này bác bỏ cáo buộc đó là “vô căn cứ.” Nhưng một phóng viên truyền hình Israel, ông Almog Boker, đã đăng trên X rằng một con tin được thả ra cho biết vị giáo viên này, cha của 10 đứa con, đã giam giữ ông trên tầng gác mái gần 50 ngày, hầu như không cung cấp thức ăn và bỏ mặc nhu cầu y tế của anh.

Một cơ quan đáng bàn cãi của Liên Hiệp Quốc bị cáo buộc viện trợ cho Hamas

Và ông Boker cho biết một người bị bắt cóc khác đã bị một bác sĩ ở Gaza giam giữ; vị bác sĩ này cũng đồng thời chăm sóc cho trẻ em.

“Đây không phải là những vụ việc riêng lẻ; những thường dân này là những kẻ khủng bố,” ông Boker nói. “Có mặt tại vụ thảm sát hôm thứ Bảy (07/10), giờ đây người ta tiết lộ rằng họ là lực lượng không thể thiếu trong việc giam giữ hàng trăm tù nhân, kể cả phụ nữ và trẻ em.”

Hôm 01/12/2023, trong một tuyên bố công khai, UNRWA cho biết họ đã không thể chứng minh liệu các cáo buộc của ký giả người Israel về việc một giáo viên UNRWA giam giữ một con tin Israel là “thật hay không thật.”

“UNRWA nhắc lại rằng cơ quan này vô cùng nghiêm túc khi xem xét mọi cáo buộc vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc và ngay lập tức điều tra,” cơ quan này cho hay.

“Các cuộc tấn công phỉ báng và truyền bá thông tin sai lệch về UNRWA — từ bất kỳ phía nào — gây nguy hiểm trực tiếp cho các hoạt động cứu người của cơ quan này và nhân viên đang làm việc tại đây.”

Từ lâu Israel đã xác nhận rằng Hamas sử dụng các trường học và cơ sở y tế do UNRWA điều hành ở Gaza để che chắn cho các hoạt động khủng bố của mình.

Hôm 03/01, chính phủ Israel công bố một video phỏng vấn một thường dân ở Gaza. Người này nói rằng một thành viên Hamas đã dồn nhóm của anh vào Bệnh viện Al Shifa khi họ đang cố gắng làm theo chỉ dẫn của IDF để chạy về phía nam. Những kẻ khủng bố đang sống ở bên dưới bệnh viện, nhưng khi biết binh sĩ Israel đang đến, thì họ bước ra và ẩn náu trong các thường dân. “Tôi cảm thấy chúng tôi là những lá chắn sống,” người dân này nói.

Hôm 03/01, quân đội Israel cho biết họ đã phá hủy một đường hầm dài 800 feet (khoảng 244m) bên dưới Bệnh viện Al Shifa được UNRWA điều hành ở thành phố Gaza.

Israel và Hoa Kỳ khẳng định chắc chắn rằng bệnh viện này không chỉ bảo vệ đường hầm Hamas ở bên dưới mà còn là một trung tâm chỉ huy, cũng được sử dụng để tàng trữ vũ khí.

Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết Hamas đã tiêu hủy các tài liệu và thiết bị điện tử ngay trước khi IDF chiếm được bệnh viện này vào ngày 15/11/2023.

Binh sĩ Israel cho giới truyền thông xem một đường hầm dưới lòng đất được tìm thấy bên dưới Bệnh viện Shifa ở thành phố Gaza, hôm 22/11/2023. (Ảnh: Victor R. Caivano/AP Photo, Tài liệu)
Binh sĩ Israel cho giới truyền thông xem một đường hầm dưới lòng đất được tìm thấy bên dưới Bệnh viện Shifa ở thành phố Gaza, hôm 22/11/2023. (Ảnh: Victor R. Caivano/AP Photo, Tài liệu)

Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng người tị nạn đã bắt đầu khi Liên Hiệp Quốc chia vùng đất này thành hai quốc gia, một cho người Do Thái và một cho người Ả Rập, vào năm 1947. Israel đã chấp nhận thỏa thuận này. Người Ả Rập tại đây và các quốc gia Ả Rập xung quanh thì không chấp nhận. Quân đội của họ xâm lược Israel vào ngày đầu tiên nước này có được nền độc lập vào năm 1948.

Khoảng 700,000 cư dân Ả Rập đã tháo chạy, một số vì sợ hãi, còn số khác được các nhà lãnh đạo Ả Rập khuyến khích và bảo đảm với họ rằng chiến tranh sẽ kết thúc trong vài tuần.

Một số lượng tương tự người Do Thái đã chạy khỏi các quốc gia Ả Rập ở Bắc Phi và Trung Đông, những nơi mà người Do Thái đã sống trong hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn năm. Họ đã đến Israel.

Một số người Ả Rập đã ở lại Israel. Ngày nay họ là công dân, được bầu cử, và có các đại diện tại Knesset (Quốc hội) của Israel.

Những người Ả Rập đào thoát đã đến Gaza, Tây Ngạn, Jordan, Syria, và Lebanon. Cơ quan này của Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 1949 để quản lý họ. Cơ quan này khác với Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, vốn được thành lập vào năm 1950 để giải quyết tất cả các cuộc khủng hoảng người tị nạn khác trên thế giới. Người Palestine là những người tị nạn duy nhất có cơ quan Liên Hiệp Quốc của riêng mình.

Họ vẫn còn là người tị nạn hay không?

Những từ ngữ như “người tị nạn” và “trại tị nạn” có thể gây hiểu lầm. Những từ ngữ này thường không phù hợp với thực tế ở địa phương. Các cộng đồng ở Gaza được thành lập cách đây 75 năm trông không khác gì các khu vực xung quanh, với những tòa nhà kiên cố hàng chục năm, những biệt thự sang trọng dành cho dịp đặc biệt, và mạng lưới đường sá. Các gia đình có thể thuộc thế hệ thứ tư và thứ năm sinh sống ở đó. Những tòa nhà này có thể được đánh dấu bằng các cổng ngăn cách với thành phố tiếp giáp, nếu không thì đều trông giống nhau.

“Khi công chúng nghĩ đến một trại tị nạn truyền thống của Liên Hiệp Quốc, thì chúng ta sẽ nghĩ đến những trại lều được dựng lên ở biên giới Syria, tiếp nhận số lượng lớn người tị nạn sau Nội Chiến Syria,” ông Eli Sperling, một giảng viên tại Viện Israel của Đại học Georgia, nói với The Epoch Times.

“Chúng ta sẽ nghĩ đến những căn lều. Chúng ta sẽ nghĩ đến cơ sở hạ tầng tạm bợ. Chúng ta đang nghĩ đến thứ gì đó giống như một cái trại.”

“Nói đơn giản là, khi dạo quanh khu vực này, quý vị không thể thấy thứ gì … cho thấy đây là một trại tị nạn,” ông nói.

Các tòa nhà trong trại tị nạn al-Shati ở thành phố Gaza, ở phía xa là thành phố cảng Ashkelon của Israel, vào ngày 06/12/2019. (Ảnh: Mohammed Abed/AFP qua Getty Images)
Các tòa nhà trong trại tị nạn al-Shati ở thành phố Gaza, ở phía xa là thành phố cảng Ashkelon của Israel, vào ngày 06/12/2019. (Ảnh: Mohammed Abed/AFP qua Getty Images)

Ông Michael cho biết, thậm chí ở một số “trại” còn có những khu dân cư sang trọng có những biệt thự.

Ông Ismail Haniyeh là nhà lãnh đạo cao cấp của Hamas, chủ tịch văn phòng chính trị của tổ chức này, và đến từ trại tị nạn Al-Shati. Hồi năm 2010, ông đã mua một cơ ngơi lớn, rộng nửa mẫu Anh, nằm bên bờ biển ở khu Rimal liền kề. Ông Michael cho biết, kể từ năm 2019, ông Haniyeh vẫn sống trong “một cung điện” ở Qatar, còn gôi nhà ở Gaza là để cho người thân của ông ở và đã bị phá hủy trong một cuộc không kích của IDF hồi tháng 11/2023.

Giá trị tài sản ròng của ông Haniyeh, phần lớn bắt nguồn từ khoản thuế 20% của Hamas đánh vào hàng hóa nhập cảng qua các đường hầm từ Ai Cập, ước tính lên tới 4 tỷ USD.

Ông Michael cho biết những người tị nạn thường là những người không có quốc tịch. Nhưng người Palestine hiện có nhiều loại giấy tờ thông hành khác nhau và trong đó có cả hộ chiếu (passport).

Các ước tính là có sai khác, nhưng từ 2.18 triệu đến 2.4 triệu người Palestine “tị nạn” ở Jordan hiện là công dân Jordan và có hộ chiếu Jordan.

Chính quyền Palestine tuyên bố thành lập nhà nước trong tiến trình hòa bình thất bại của Hiệp định Oslo những năm 1990. Palestine được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công nhận là quan sát viên vào năm 2012 nhưng không có quyền bỏ phiếu.

Một cơ quan đáng bàn cãi của Liên Hiệp Quốc bị cáo buộc viện trợ cho Hamas

Ông Michael cho biết những người tị nạn Palestine — và cư dân ở Tây Ngạn và Gaza không phải là người tị nạn vì họ luôn sống ở đó — là công dân Palestine và có hộ chiếu Palestine.

Bà Akram không đồng tình, nói rằng thân phận và giấy tờ thông hành của họ kém an toàn hơn thế, và điều đó không áp dụng cho tất cả người Palestine sống ở Jordan. Bà cho biết Chính quyền Palestine không phải là một nhà nước, và người Palestine vẫn phù hợp với định nghĩa “không quốc tịch” theo luật pháp quốc tế.

Ông Sperling thừa nhận rằng mặc dù giấy tờ của người Palestine có thể cho phép họ đi lại, nhưng những giấy tờ như vậy không có đầy đủ hiệu lực pháp lý như hộ chiếu chính thức.

Ông Sperling cho biết một hệ lụy từ cách quản lý đặc biệt của UNRWA đối với người tị nạn Palestine là: từ 700,000 người tị nạn Palestine hồi năm 1949 thì ngày nay đã tăng lên 5.9 triệu người.

Con cháu của những nhóm người tị nạn khác thường không được phân loại là người tị nạn.

Những người tị nạn Palestine xếp hàng nhận thực phẩm do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu trợ và Việc làm (UNRWA) phân phát tại một trại ở Gaza vào ngày 09/11/1956. (Ảnh: Rene Jarland/AFP qua Getty Images)
Những người tị nạn Palestine xếp hàng nhận thực phẩm do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu trợ và Việc làm (UNRWA) phân phát tại một trại ở Gaza vào ngày 09/11/1956. (Ảnh: Rene Jarland/AFP qua Getty Images)

“Thân phận tị nạn của người Palestine được kế tục theo kiểu cha truyền con nối,” ông Michael nói. “Bây giờ chúng ta đang nói về thế hệ người tị nạn Palestine thứ năm. Chưa có nhóm người tị nạn nào trên thế giới lại có lịch sử tị nạn lâu dài như nhóm này.”

Ông Michael nói rằng nếu những người sống ở Gaza, Tây Ngạn, và Jordan không còn được xem là người tị nạn, thì số lượng người tị nạn thực tế — sống trong tình trạng khốn khó ở Syria và Lebanon — sẽ giảm xuống còn khoảng 300,000 người.

“Kể từ khi UNRWA được thành lập, tổ chức này chưa hề sắp xếp lại hoặc tái định cư cho một người tị nạn Palestine nào,” ông nói: “Thay vì tái định cư và giảm số lượng [người tị nạn] xuống thì con số này lại chỉ tăng lên.”

Bà Akram cho biết một số nhóm tị nạn khác trên thế giới đã được phép duy trì tình trạng tị nạn cho các thế hệ sau. Trong đó có khoảng 90,000 người tị nạn Sahrawi từ khu vực tranh chấp Tây Sahara, hiện đang sống ở quốc gia láng giềng Algeria.

UNRWA làm gì?

Trên trang web chính thức của mình, UNRWA cho biết, các dịch vụ của họ dành cho người Palestine gồm có các dịch vụ như giáo dục tiểu học và dạy nghề, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dịch vụ cứu trợ và xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng và trại tị nạn, tài chính vi mô, và ứng phó khẩn cấp, “kể cả trong các tình huống xung đột vũ trang.”

Một cơ quan đáng bàn cãi của Liên Hiệp Quốc bị cáo buộc viện trợ cho Hamas

Tổ chức này cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho 1.9 triệu người tị nạn, dạy học cho 543,000 học sinh, trợ giúp 400,000 người tị nạn với một “mạng lưới an toàn xã hội,” và đã cung cấp 29,000 khoản vay tài chính vi mô. Tổ chức này cũng đã trợ giúp 483,500 người Palestine bị cuốn vào cuộc nội chiến ở Syria trong thập niên vừa qua.

Ông Michael đặt câu hỏi tại sao UNRWA vẫn cung cấp dịch vụ cho người Palestine, chẳng hạn như những người đang ở Jordan. “Tại sao Jordan không cung cấp mọi dịch vụ cho người Palestine? Họ là công dân kia mà,” ông nói. “Tại sao chính quyền Palestine không cung cấp dịch vụ (cho những người sống ở Tây Ngạn)?”

Ông tự trả lời câu hỏi của mình: UNRWA tìm cách khiến người Palestine luôn ở tình trạng tị nạn, có thân phận nạn nhân vĩnh viễn, và sống trong các “trại.”

“Thật phi lý khi mà người Palestine là công dân Palestine sống dưới chính quyền của nhà nước họ, có hộ chiếu (passport) Palestine nhưng lại là người tị nạn ở chính quốc gia của họ. Sao lại thành ra như vậy?” ông Michael nói.

Một người đàn ông cầm thẻ tị nạn đang hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình kêu gọi Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu trợ và Việc làm cho Người tị nạn Palestine trả tiền cho người Palestine để sửa chữa nhà cửa của họ, bị hư hại trong cuộc xung đột Israel-Gaza năm 2014, tại một phòng khám của UNRWA ở phía nam Dải Gaza vào ngày 09/12/2019. (Ảnh: Said Khatib/AFP cho biết qua Getty Images)
Một người đàn ông cầm thẻ tị nạn đang hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình kêu gọi Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu trợ và Việc làm cho Người tị nạn Palestine trả tiền cho người Palestine để sửa chữa nhà cửa của họ, bị hư hại trong cuộc xung đột Israel-Gaza năm 2014, tại một phòng khám của UNRWA ở phía nam Dải Gaza vào ngày 09/12/2019. (Ảnh: Said Khatib/AFP cho biết qua Getty Images)

Bà Akram cho biết UNRWA cung cấp các dịch vụ nhân đạo thiết yếu theo điều lệ của tổ chức này. Mặc dù UNHCR được yêu cầu làm việc với các quốc gia để đưa ra các giải pháp lâu dài nhưng “UNRWA không có nhiệm vụ như vậy. Tổ chức này có mục đích cung cấp thực phẩm, quần áo, và nơi ở cho những người tị nạn Palestine chừng nào họ vẫn còn là người tị nạn.”

Bà nói rằng tổ chức này không có nhiệm vụ tái định cư cho những người tị nạn này. Và bà cho rằng đó là bởi vì, trong mắt Liên Hiệp Quốc, cuối cùng thì những người tị nạn này nên quay trở lại nơi mà ngày nay gọi là Israel.

Một cơ quan đáng bàn cãi của Liên Hiệp Quốc bị cáo buộc viện trợ cho HamasBà Akram tranh luận rằng UNHCR thường tái định cư cho những người tị nạn. “Chỉ có 1% tổng số người tị nạn toàn cầu đủ điều kiện để được tái định cư. Bà cho biết, phần lớn (họ) dưới sự ủy nhiệm của UNHCR vẫn ở lại các nước sở tại mà không có giải pháp lâu dài.” Do đó, tình hình của người Palestine cũng tương tự như nhiều trường hợp khác, bà khẳng định.

UNRWA đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Palestine. Tổ chức này tuyển dụng 33,000 người ở dải Gaza, và hầu hết đều là người Palestine, đây là điều đặc biệt trong số các nỗ lực dành cho người tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Những công việc này được xem là việc làm tốt.

“UNRWA đã trở thành một cơ quan duy trì xung đột Israel-Palestine,” ông Michael nói. “Đây là một tổ chức không hiệu quả. Thật hủ bại. Ở Dải Gaza, tổ chức này hoàn toàn do Hamas kiểm soát.”

Ông lấy ví dụ về lời cáo buộc của con tin được phóng thích rằng anh ấy bị giam cầm gần hai tháng trên gác mái của một giáo viên UNRWA.

“Có nhiều người cho rằng UNRWA có mối liên hệ quá mật thiết với Hamas,” ông Sperling cho biết. “Vì đa số nhân viên là người Palestine nên họ được xem là tán thành những luận điệu của Hamas, ngay cả trong các trường bán công của UNRWA.”

Ông Sperling cho biết, với số lượng lớn người Palestine làm việc cho UNRWA, trong một khu vực mà việc làm là rất quý giá, thì người ta có động cơ mạnh mẽ để ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn kết thúc.

UNRWA đã không trả lời yêu cầu bình luận vào thời điểm phát hành bản tin này. Cơ quan này đã không đề cập đến mối liên hệ của mình với Hamas trong các tuyên bố công khai gần đây.

Trường học ở Gaza dạy gì?

UNRWA điều hành 706 trường học với hơn 543,000 học sinh. Trong số đó, có 380 trường với khoảng 340,000 học sinh là ở Gaza và Tây Ngạn.

Theo trang web của UNRWA, các trường này đề cao “các giá trị như bao dung, bản sắc văn hóa, và bình đẳng giới.”

“Mục đích của UNRWA là bảo đảm rằng các học sinh tị nạn người Palestine phát triển hết tiềm năng của bản thân và trở thành những con người tự tin, sáng tạo, thích tìm hiểu, chín chắn, và cởi mở, để đề cao các giá trị nhân đạo và lòng bao dung, tự hào về bản sắc Palestine của họ cũng như đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội và cộng đồng toàn cầu.”

Tuy nhiên, mới đây, một cựu Nghị sĩ Hoa Kỳ đã viết rằng ông đã điều tra những điều mà trẻ em Palestine được học khi ông còn là Nghị sĩ Quốc hội, từ năm 2001 đến năm 2017.

Các nữ sinh Palestine chờ ở cổng trường tiểu học do UNRWA điều hành ở Beit Lahia, phía bắc Dải Gaza, vào ngày 24/01/2009. (Ảnh: Olivier Laban-Mattei/AFP qua Getty Images)
Các nữ sinh Palestine chờ ở cổng trường tiểu học do UNRWA điều hành ở Beit Lahia, phía bắc Dải Gaza, vào ngày 24/01/2009. (Ảnh: Olivier Laban-Mattei/AFP qua Getty Images)

Cựu Dân biểu Steve Israel, một thành viên Đảng Dân Chủ New York, đại diện cho Long Island, viết vào tháng 10/2023 trên tạp chí Jewish Forward rằng: “Tôi đã nghiên cứu những gì diễn ra trong các trường học của người Palestine. Tôi đã xem xét giáo trình của họ, gặp gỡ các nhà giáo dục và nhà ngoại giao, và đưa ra dự luật cũng như các sửa đổi để bắt buộc Bộ Ngoại giao phải giám sát chủ nghĩa bài Do Thái trong các lớp học ngoại quốc.”

“Tôi đã tận mắt chứng kiến ​​một thế hệ trẻ em Palestine đã được dạy phải từ chối sống hòa bình với Israel khi còn rất nhỏ,” ông cho biết. “Trẻ em đọc điều này trong trong sách giáo khoa và nghe các giáo viên giảng điều này. Các em được nuôi dạy với một chương trình giảng dạy luôn từ chối kịch liệt [chủ quyền của Israel]. Tôi và các đồng nghiệp trong Quốc Hội đã không thể thay đổi hiện thực đó.”

“Bây giờ, trong lúc thế giới choáng váng với sự tàn phá gây ra bởi chính sách khủng bố của Hamas, thì việc hiểu được trẻ em Palestine được giáo dục như thế nào là cần thiết cho bất kỳ cuộc thảo luận nào về tương lai trong khu vực.”

“Gốc rễ của thế hệ khủng bố Hamas ngày nay nằm trong những ý tưởng được hệ thống giáo dục của Gaza xúi giục qua nhiều thập niên.”

Ông Israel trích dẫn một bài báo năm 2013 trên The New York Times về các trường học ở Gaza. Cả trường UNRWA lẫn những trường do Hamas trực tiếp điều hành đều sử dụng chương trình giảng dạy của Chính quyền Palestine, vốn giám sát Tây Ngạn giống như trước đây họ đã giám sát Gaza.

Tuy nhiên ở Gaza, Hamas đã thêm vào các chương trình khác, chẳng hạn như một khóa huấn luyện quân sự tự chọn “và những bài giảng khác để truyền cho thế hệ tiếp theo hệ tư tưởng chiến đấu của mình,” ông Israel viết.

Dân biểu Steve Israel (Dân chủ-New York) chia sẻ trong một cuộc họp báo tại Capitol Hill ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 25/03/2015. (Ảnh: Andrew Harnik/AP Photo)
Dân biểu Steve Israel (Dân chủ-New York) chia sẻ trong một cuộc họp báo tại Capitol Hill ở Hoa Thịnh Đốn, vào ngày 25/03/2015. (Ảnh: Andrew Harnik/AP Photo)

Tờ Times cho biết, ở Gaza vào thời điểm đó, UNRWA điều hành 250 trường từ lớp 1 đến lớp 9 với 465,000 học sinh, còn Hamas điều hành 400 trường ở tất cả các cấp lớp cùng với 46 trường tư thục. Năm 2013, Hamas ra lệnh các trường phải cho học sinh từ 9 tuổi học riêng theo giới tính và khép mọi liên lạc giữa trường học và Israel vào tội hình sự.

Ông Michael cho biết những nỗ lực truyền bá này đã có hiệu quả. Ông nói, một cuộc thăm dò do Đại học Bir Zeit của Palestine thực hiện cho thấy rằng 75% người Palestine đã tán dương vụ thảm sát ngày 07/10.

“Chúng ta đang nói về một xã hội rất, rất bệnh hoạn,” với ý thức dân tộc là “một thứ gì đó bại hoại, bệnh hoạn. Việc 75% toàn bộ dân số Palestine ủng hộ vụ thảm sát ngày 07/10 là một trong những kết quả sau 30 năm đầu độc tâm trí người dân. Và toàn bộ quá trình đầu độc là do Chính quyền Palestine, Hamas, và UNRWA thực hiện.”

Ông Michael cho biết giáo dục không nằm trong nhiệm vụ của UNRWA. Tuy nhiên, gần 60% ngân sách hàng năm trị giá 1.6 tỷ USD của cơ quan này hiện đang dành cho giáo dục.

“Họ giảng dạy gì ở Gaza và ở các trường khác?” ông nói. “Họ nhồi sọ trẻ em ở Gaza, trẻ em ở Tây Ngạn và Đông Jerusalem về lòng căm thù và bôi nhọ nhà nước Israel cũng như dạy căm ghét người Do Thái. Họ dạy các em ủng hộ cuộc kháng chiến chống Israel, ủng hộ bạo lực chống người Do Thái.”

“Họ nuôi dưỡng cách sống của người Palestine dựa trên hai trụ cột chính: quyền trở về (gắn liền với) thân phận người tị nạn, và cuộc kháng chiến vũ trang chống Israel.”

Người thân của Đại úy Israel Neriya Zisk đến đám tang của ông tại nghĩa trang ở làng Masu’ot Yitzhak, Israel, hôm 28/12/2023. Ông Zisk đã thiệt mạng trong trận chiến ở Dải Gaza. (Ảnh: Leo Correa/AP Photo)
Người thân của Đại úy Israel Neriya Zisk đến đám tang của ông tại nghĩa trang ở làng Masu’ot Yitzhak, Israel, hôm 28/12/2023. Ông Zisk đã thiệt mạng trong trận chiến ở Dải Gaza. (Ảnh: Leo Correa/AP Photo)

Ông nói, việc duy trì tình trạng tị nạn có nghĩa là họ được dạy rằng mặc dù họ đã sống ở nơi họ từng sống qua nhiều thế hệ, nhưng đó không phải là quê hương của họ. Họ được huấn luyện để xem nơi mà tổ tiên họ đã sống, nơi mà ngày nay là quốc gia Israel, là quê hương của họ. Ông Michael nói: “Đó là để kéo dài cuộc xung đột.”

Bà Akram cho biết, khi hoạt động tại Gaza, UNRWA có thể không có nhiều lựa chọn ngoài việc đồng hành cùng chính phủ sở tại.

Bà bác bỏ những tuyên bố “hoàn toàn sai sự thật” rằng trẻ em ở Gaza đã được dạy dỗ để lý tưởng hóa hành vi tử vì đạo, kháng chiến, và đánh bom cảm tử. Tuy nhiên, bà thừa nhận rằng các cơ quan của Liên Hiệp Quốc đang điều hành các trường học phải “thực hiện chương trình giảng dạy được khu vực đó cho phép.” Bà cho biết các trường UNRWA ở Jordan hoặc Syria phải sử dụng cùng chương trình giảng dạy mà hai quốc gia này sử dụng ở các trường mà họ điều hành.

Bà Akram cho biết bà thấy không có gì sai hay phi thực tế khi dạy người Palestine rằng họ có quyền trở về Israel bởi vì, bà nói, Israel không có quyền trở thành một quốc gia Do Thái.

Bà cho rằng Israel duy trì một hệ thống phân biệt chủng tộc trên cơ sở tôn giáo và bà bác bỏ nhu cầu cần có một quê hương cho người Do Thái hoặc vị trí của nước này ở Trung Đông.

Đường hầm, vũ khí, và hỏa tiễn

Kể từ khi cuộc chiến nổ ra, tính đến ngày 19/12/2023, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết họ đã tìm thấy 1,500 đường hầm và lối đi ngầm của Hamas. Hôm 06/12/2023, họ thông báo đã phát hiện một trong những kho vũ khí lớn nhất từng được tìm thấy ở Gaza nằm gần một trường học và bệnh viện.

Binh sĩ Israel đã tìm thấy những bao cát sử dụng bao tải được đánh dấu “UNRWA” và “USAID” trong các đường hầm bên dưới Đại học Al Azhar ở Gaza và 100 quả hỏa tiễn được giấu trong các thùng UNRWA bên trong một ngôi nhà ở phía bắc Gaza.

Israel nói rằng cơ sở hạ tầng đồ sộ này, cùng với tiền bạc để phục vụ cuộc tấn công Israel hôm 07/10/2023 cũng như trong nhiều năm qua, đã được tài trợ phần lớn bằng số tiền trích từ hàng tỷ dollar viện trợ gửi đến Gaza.

Những binh sĩ đứng ở lối vào đường hầm mà Hamas được cho là đã sử dụng để tấn công Israel qua cửa biên giới Erez, ở Gaza, hôm 15/12/2023. (Ảnh: Jack Guez/AFP qua Getty Images)
Những binh sĩ đứng ở lối vào đường hầm mà Hamas được cho là đã sử dụng để tấn công Israel qua cửa biên giới Erez, ở Gaza, hôm 15/12/2023. (Ảnh: Jack Guez/AFP qua Getty Images)

Các viện trợ quốc tế khác có thể đến tay người nhận được chấp thuận như trường học và bệnh viện. Nhưng điều đó lại cho phép Hamas, vốn được tự do trả tiền cho các dịch vụ đó, chi nhiều tiền thuế hơn cho vũ khí, cùng với khoản tiền ước tính 100 triệu USD mỗi năm từ Iran. Một nhà kinh tế ở Gaza nói với Wall Street Journal rằng Hamas thu được khoảng 40 triệu USD tiền thuế mỗi tháng.

Sau khi Israel nới lỏng các hạn chế nhập cảng vào Gaza và bắt đầu cho phép hàng ngàn người Gaza vào Israel làm việc hàng ngày, Hamas đã áp dụng các mức thuế mới. Và trước các cuộc tấn công, Hamas đã cắt giảm lương của các công chức.

Israel đã xét xử và kết án người đứng đầu một tổ chức từ thiện Cơ Đốc Giáo hoạt động ở Gaza, World Vision International, với cáo buộc chuyển 50 triệu USD tiền từ thiện cho Hamas. Cựu giám đốc tổ chức từ thiện Gaza này, ông Mohammed El-Halabi, bị kết tội tài trợ cho khủng bố và hiện đang thụ án 12 năm tù.

Tổ chức từ thiện cho biết họ đã không hiện diện ở Gaza trong gần tám năm qua, rằng các cáo buộc là vô căn cứ, một cơ quan độc lập đã điều tra và không tìm thấy hành vi chuyển tiền nào, và ông El-Halabi đang kháng cáo.

Bằng chứng mà Israel thu được sau vụ tấn công ngày 07/10/2023 là rất thuyết phục. Tại Kibbutz Be’eri, một kẻ tấn công đã bị thiệt mạng có trong túi một khoản tiền lương tương đương 1,260 USD, một mức lương hậu hĩnh ở Gaza, từ Bộ Nội vụ Palestine.

Trong một chiếc xe bán tải bị bỏ lại được sử dụng trong vụ tấn công có một bộ sơ cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).

Vào năm 2014, sau một vòng giao tranh trước đó, Israel, Qatar, và Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực hết sức để bảo đảm rằng viện trợ của Qatar dành cho người Palestine sẽ đến tay những người nhận dự kiến thay vì đến tay Hamas.

“Dựa trên bằng chứng, tôi không thể nói rằng UNRWA đã lấy tiền và chuyển trực tiếp cho các quan chức Hamas để cho vào túi của họ,” ông Sperling nói. “Như đã nói, với tư cách là một học giả đã nghiên cứu cuộc xung đột này trong nhiều năm, tôi chắc chắn rằng số tiền đổ vào Dải Gaza thông qua UNRWA đã bị bòn rút qua tham nhũng, và chắc chắn một phần nguồn tài trợ đó được dùng cho chiến tranh.”

Người dân xếp hàng chờ nhận lương thực viện trợ được phân phát tại trại tị nạn Yarmouk ở Damascus, Syria, vào ngày 31/01/2014. (Ảnh: Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu trợ và Việc làm qua Getty Images)
Người dân xếp hàng chờ nhận lương thực viện trợ được phân phát tại trại tị nạn Yarmouk ở Damascus, Syria, vào ngày 31/01/2014. (Ảnh: Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Cứu trợ và Việc làm qua Getty Images)

Sau chiến tranh

Điều gì sẽ xảy ra khi cuộc chiến này kết thúc? Sau khi chiếm lại Dải Gaza, Israel sẽ phải đối mặt với các quyết định như có ở lại hay không và ở lại trong bao lâu, ai sẽ cai quản dải đất này, ai sẽ cung cấp chính quyền dân sự, và phải làm gì với UNRWA.

Ông Sperling cho biết các nước Ả Rập lâu nay đã ngăn chặn xem xét lại sứ mệnh của UNRWA tại Liên Hiệp Quốc.

Ông Sperling, một chuyên gia về Hiệp định Abraham mà chính phủ TT Trump đã đạt được, lưu ý rằng hiện nay hầu hết các quốc gia vùng Vịnh và Saudi Arabia muốn hòa bình với Israel bởi vì thương mại và công nghệ đi kèm với điều đó là có lợi cho họ. Năm 2020, Bahrain và UAE đã phê chuẩn hiệp ước hòa bình với Israel, tiếp theo là Maroc và Sudan.

Nhiều người cho rằng Hamas tiến hành một cuộc chiến tự hủy diệt với Israel vì họ lo sợ rằng các cuộc đàm phán của Saudi Arabia với Israel sẽ đi theo hướng tương tự.

Tiến trình hòa bình là vậy, nhưng ông Sperling cho biết ông không nghĩ rằng các quốc gia Ả Rập sẽ sớm ngừng phản đối việc thay đổi vai trò của UNRWA. Thực hiện một bước đi táo bạo như vậy sẽ không phù hợp với cách làm của họ.

“Họ có xu hướng tập trung vào các mối quan hệ giao dịch âm thầm, thậm chí thường xuyên đi ngược lại các tuyên bố công khai của họ,” ông nhận định.

Tuy nhiên, đối với nhiều người Israel, việc xem xét lại đã quá muộn màng.

Nhóm biên dịch tin tức Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times