Tác động của cơn sốt đến chứng tự kỷ mở ra quan điểm mới về điều trị

Sự thay đổi xảy ra khi trẻ tự kỷ bị sốt có ý nghĩa sâu sắc đối với bản chất của chứng rối loạn này và cách điều trị thực sự đột phá. 

Tác động của sốt đến chứng tự kỷ
Điều khiến ý tưởng này trở nên đột phá – kinh thiên động địa – là nó thách thức toàn bộ giả thuyết rằng chứng tự kỷ là một dạng rối loạn não tĩnh, không thể thay đổi được (Ảnh: Ermolaev Alexander / Shutterstock)

Bệnh tự kỷ hiện đang ảnh hưởng đến khoảng 1/68 trẻ em Hoa Kỳ. Không có loại thuốc nào để điều trị các triệu chứng cốt lõi, cả những điều tiềm ẩn của bản thân chứng rối loạn này — và căn bệnh này dường như đang gia tăng. Nhưng chúng ta có thể làm gì với nó?

Nhiều thập kỷ trước, một manh mối đã được công bố. Một nghiên cứu có tên là Cơn sốt ở những trẻ tự kỷ xuất bản trên tạp chí Nature đã mang lại một tia hy vọng. Nhà nghiên cứu Rodney Cotterill viết vào năm 1985: “Khi trẻ tự kỷ bị sốt mức độ trung bình, chúng luôn có nhiều hành vi bình thường hơn, bao gồm thể hiện mong muốn hoặc khả năng giao tiếp nhiều hơn,”

Chúng trở nên ít thu mình hơn, tỉnh táo hơn, nói nhiều hơn và giao tiếp nhiều hơn. Ruth Sullivan, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu từ ban đầu, đã nhận thấy kết quả tương tự.

Điều làm cho ý tưởng này trở nên đột phá – kinh thiên động địa – là nó thách thức toàn bộ giả thuyết rằng chứng tự kỷ là một dạng rối loạn não tĩnh, không thể phục hồi, não bị tổn thương không mong muốn theo cách nào đó mà không chữa được. Những cái nhìn thoáng qua về cơn sốt cho thấy nó có thể là một chứng rối loạn não động, trong đó các mạch máu khỏe mạnh bình thường đang bị kìm hãm, và cơn sốt bằng cách nào đó làm tăng áp lực và làm giảm quá trình rối loạn hoạt động. Điều này gợi ý rằng nếu chúng ta có thể tìm ra những gì đang xảy ra, về mặt lý thuyết, chúng ta có thể chữa trị nó không chỉ vài ngày mà là mãi mãi.

Nhưng khám phá không mang lại hiệu quả như mong đợi, mặc dù gần như tất cả những người hiểu biết về chứng rối loạn này – cha mẹ và các chuyên gia, đang đối phó với chứng tự kỷ hàng ngày – đều biết rõ về nó.

Một phần của vấn đề khi nghiên cứu vấn đề này là nguy cơ nó gây ra cho trẻ em mắc chứng tự kỷ. Gây sốt có thể nguy hiểm, nghĩa là rất ít cơ hội để nghiên cứu, mặc dù các nhà nghiên cứu khác đã làm điều đó trong một thời gian trước đây.

Sự thực là, giải Nobel Y học đầu tiên (và duy nhất) từng được trao cho một bác sĩ khoa thần kinh vì bệnh não đã thuộc về “cha đẻ của liệu pháp hạ sốt”, Julius Wagner-Jauregg vào năm 1927, vì công trình điều trị những người mắc chứng sa sút trí tuệ, một bệnh rối loạn tâm thần nặng, bằng cách tiêm sốt rét cho họ. Một số họ cải thiện — nghĩa là nếu họ không chết trước vì sốt rét. Điều gì đó về sốt có thể cải thiện chức năng não? Và, liệu chúng ta có thể tìm ra điều đó mà không giết người không?

Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên tạp chí Nhi khoa đã cố gắng thực hiện việc này bằng cách yêu cầu cha mẹ điền vào danh sách những hành vi bất thường trong và sau khi trẻ bị sốt.

 “Những hành vi thay đổi nhanh chóng được báo cáo khi bị sốt” ở bệnh tự kỷ cho thấy rằng hệ thần kinh ở người tự kỷ có thể vẫn còn nguyên vẹn, chỉ bị rối loạn chức năng, “và hiểu được lý do cải thiện hành vi khi sốt có thể cung cấp thông tin chi tiết” về những gì đang xảy ra, các nhà nghiên cứu báo cáo. “Hiệu ứng sốt” trong chứng tự kỷ được dựa trên các báo cáo ca bệnh và hội thoại cho đến khi các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu chính thức về hiện tượng này, “đưa ra… những kết quả tiềm năng cho các cơ hội điều trị.”

Nhưng có chế của nó như thế nào vẫn còn là một bí ẩn và khó có thể tạo ra một cách an toàn. Mặc dù một số tác dụng chữa bệnh hoàn toàn không liên quan của sốt đã được nghiên cứu và gây ra bằng cách ngồi trong bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi khô, nó không đúng với những tác dụng liên quan đến não. Bởi vì não có cơ chế làm mát đặc biệt để nó luôn giữ nguyên nhiệt độ bên trong bất kể nhiệt độ bên ngoài là bao nhiêu, đó là một điều tốt. Đây là lý do tại sao chúng ta có thể cắn vào một hình người tuyết mà không bị đóng băng theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, khi bạn bị sốt, bộ điều nhiệt bên trong của bạn sẽ được kích hoạt để chống lại nhiễm trùng và thực sự có sự gia tăng nhiệt độ ở mô não.

Não của bạn phải cẩn thận để không tự hủy hoại mình vì nhiệt, vì vậy nó giải phóng các protein phản ứng nhiệt. Khi nhiệt độ tại não tăng để khiến bạn bị sốt, các protein này sẽ ngăn chặn và sửa chữa các tổn thương protein. Ở nhiệt độ cao hơn, protein có thể bắt đầu tách ra, được gọi là biến tính protein. Giống như những gì xảy ra khi bạn nấu lòng trắng trứng — protein biến tính — nhưng đó không phải là điều bạn muốn xảy ra trong đầu mình.

Điều này có liên quan gì đến chứng tự kỷ?

Một trong những nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ có thể là do rối loạn chức năng điều hòa các khớp thần kinh, nghĩa là rối loạn điều hòa các đường dẫn truyền tín hiệu từ dây thần kinh này đến dây thần kinh kia trong não. Sự rối loạn này có thể có vai trò quan trọng trong nguyên nhân của các rối loạn phổ tự kỷ. Hãy đoán xem những protein phản ứng nhiệt đó làm gì: Chúng bảo vệ và duy trì chức năng của khớp thần kinh. 

Do đó, câu hỏi tiếp theo là liệu có cách nào để kích hoạt phản ứng nhiệt mà không cần sốt do nhiễm trùng không. Điều này đã thúc đẩy một bài báo được xuất bản trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Thần kinh vào năm 2016 xem xét các loại thực phẩm kích hoạt các phản ứng sinh hóa tương tự.

Sulforaphane, thành phần hoạt tính trong các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoăn và rau cải rổ, kích hoạt phản ứng nhiệt. Không cần đến sốt rét! Vì vậy, về lý thuyết, theo bài nghiên cứu, sử dụng sulforaphane dưới dạng bông cải xanh hoặc mầm bông cải xanh cho những người mắc chứng tự kỷ có thể gặt hái được những lợi ích liên quan đến sốt về chức năng.

Đó là một dòng hấp dẫn và quan trọng trong nghiên cứu và chúng ta sẽ nói đến trong phần tiếp theo của loạt bài gồm ba phần này.

Michael Greger, M.D., FACLM, là một bác sĩ, tác giả sách bán chạy nhất của New York Times, và là diễn giả chuyên nghiệp được quốc tế công nhận về một số vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Ông có các bài thuyết trình tại Hội nghị về các vấn đề thế giới, Viện Y tế Quốc gia và Hội nghị thượng đỉnh về cúm gia cầm quốc tế, đã làm chứng trước Quốc hội, xuất hiện trên “The Dr. Oz Show” và “The Colbert Report” và được mời làm nhân chứng chuyên môn để bào chữa cho Oprah Winfrey tại phiên tòa nổi tiếng. 

Michael Greger
Thu Ngân biên dịch

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn