Hành trình chữa lành kỳ diệu về thể chất và tinh thần của một bệnh nhân ung thư phổi

Thoạt nhìn bạn sẽ không thể biết rằng ông Yoon Kang Won, 63 tuổi, từng là một bệnh nhân ung thư phổi đã bị cắt bỏ nửa lá phổi.

Với vẻ cường tráng và khỏe mạnh, ông Yoon, chủ tịch Hiệp hội thể thao thành phố Sejong, Hàn Quốc, nói với The Epoch Times rằng: “Sau khi trải qua hóa trị ung thư phổi, ngay cả một việc đơn giản như đi bộ 10 mét cũng là một thử thách với tôi. Tuy nhiên, sau sáu tháng, cơ thể tôi đã hồi phục trở lại trạng thái sức khỏe tương tự như khi ở tuổi 20. Bây giờ, hơn một thập niên đã trôi qua và tôi vẫn duy trì được sức khỏe tuyệt vời.”

Ngày nay, ông đã đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp và đóng góp tích cực cho xã hội Hàn Quốc.

Vậy làm thế nào mà ông Yoon hồi phục sau một căn bệnh hiểm nghèo như vậy?

Từ những thất bại liên tiếp trong kinh doanh đến ung thư phổi

Trước năm 47 tuổi, ông Yoon đã trải qua nhiều chuyện không may.

Ông đã thử làm trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, như bán thiết bị tự động và điều hành trang trại, nhưng bất kể làm gì thì cũng đều luôn kết thúc trong thất bại. Những thất bại trong sự nghiệp đã gây ra căng thẳng tinh thần to lớn, dẫn đến việc phát triển chứng rối loạn hoảng sợ nghiêm trọng. Ông thường xuyên cảm thấy khó thở đột ngột và gần như nghẹt thở cùng cảm giác sợ hãi, khiến ông phải nhanh chóng đến bệnh viện. Ông cũng bị viêm dính bao khớp vai (còn được gọi là đông cứng khớp vai.)

Trong một lần kiểm tra sức khỏe định kỳ vào năm 2006, kết luận chẩn đoán ung thư phổi bất ngờ ập đến như sét đánh ngang tai càng làm tăng thêm nỗi bất hạnh của ông. Mới 46 tuổi, ông thỉnh thoảng hút thuốc nhưng không hề thấy có triệu chứng của bệnh hô hấp.

Thật may, ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn đầu. Ông đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một nửa phổi trái và được hóa trị. Quá trình này rất đau đớn và các tác dụng phụ độc hại của hóa trị đã gây tổn hại cho cơ thể ông. Có thời điểm, bắp đùi của ông rất gầy, bé như cánh tay. Ngoài ra, ông còn bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi và khó thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

“Có phải cuộc đời tôi là định mệnh bất hạnh không?” Ông Yoon băn khoăn, lòng đầy thất vọng, buồn bã, chán chường và lo lắng.

Ung thư phổi thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, căn bệnh này chiếm khoảng 1/5 tổng số ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ. Số người tử vong do ung thư phổi nhiều hơn số người tử vong do ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại mỗi năm. Hơn một nửa số bệnh nhân ung thư phổi tử vong trong vòng một năm sau khi chẩn đoán.

Hành trình chữa lành và phục hồi kỳ diệu

Năm 2006, khoảng ba tháng sau khi trải qua phẫu thuật ung thư phổi và hóa trị, ông Yoon rất tuyệt vọng và dự định trở thành một tăng nhân trong những ngày còn lại của mình. Trong văn hóa phương Đông, việc từ bỏ những theo đuổi thế tục thông qua việc xuất gia thường được coi là một cách để thoát khỏi những tác động của hoàn cảnh liên quan đến tình cảm và sức khỏe.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông nhận được một món quà bất ngờ từ một tăng nhân, khiến ông thay đổi suy nghĩ về việc theo đuổi cuộc sống xuất gia.

Món quà là cuốn sách có tựa đề “Chuyển Pháp Luân” và một bộ video giới thiệu về Pháp Luân Công.

Sách “Chuyển Pháp Luân” là cuốn sách chính của Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp), một môn tu luyện tinh thần được ông Lý Hồng Chí đến từ Trung Quốc giới thiệu vào năm 1992. Pháp Luân Công tuân theo nguyên lý “Chân, Thiện và Nhẫn” và bao gồm năm bộ công pháp, trong đó có một bài thiền định.

Ông Yoon chia sẻ: “Khi bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân” ở nhà, tôi đã rất ngạc nhiên. Tôi cảm thấy cuốn sách này thực sự phi thường. Điều thực sự đáng chú ý là khi đọc cuốn sách này, tôi có tư tưởng ưu tiên giúp vợ rửa chén và dọn dẹp nhà cửa. Thật không thể tin được là làm thế nào mà cuốn sách này có thể khơi dậy lòng trắc ẩn của người ta như vậy.”

Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 11/01/2007. “Ngày hôm đó thật khó quên vì thời tiết vô cùng lạnh giá, với nhiệt độ dao động từ -10 đến -20 độ C. Bất chấp điều kiện thời tiết lạnh cóng, tôi vẫn quyết tâm tham gia cùng các học viên Pháp Luân Công khác tại một công viên gần đó để luyện công tập thể từ 8 giờ đến 10 giờ tối.”

Ban đầu, quyết định của ông vấp phải sự phản đối kịch liệt từ vợ, vì bệnh nhân ung thư phổi đặc biệt dễ bị cảm lạnh do những biến chứng nghiêm trọng mà căn bệnh này có thể gây ra.

Ông giải thích: “Lúc đó, tôi không biết chính xác lý do là gì nhưng có điều gì đó trong tôi đã cho tôi can đảm đương đầu với cái lạnh khắc nghiệt, và tôi bước ra ngoài mà không sợ hãi. Thật thú vị, kết quả của quyết định này khiến vợ tôi không còn lo lắng nữa, vì sau buổi tập ngày hôm đó, cô ấy khen tôi có ‘làn da rạng rỡ và trẻ trung như em bé’, và tôi cũng không bị cảm lạnh.”

Từ đó trở đi, ông kiên trì tham gia luyện công tập thể hàng ngày tại công viên, sức khỏe được cải thiện, cơ thể nhẹ nhàng hơn, giảm khó thở và sức lực phục hồi dần.

Sau khoảng sáu tháng, một ngày ông chợt nhận ra mình đã “hồi phục sức khỏe hoàn toàn.” Không chỉ là tình trạng sức khỏe của tuổi 40 trước chẩn đoán ung thư phổi, mà ông còn lấy lại được năng lượng và sức sống của tuổi 20. Ông nói: “Tất cả các triệu chứng xuất hiện sau phẫu thuật và điều trị ung thư phổi đã biến mất, thậm chí căn bệnh rối loạn hoảng sợ và viêm dính bao khớp vai trước đó cũng biến mất.

“Kể từ đó, tôi chuyên tâm tu luyện Pháp Luân Công và đến nay, tôi vẫn duy trì được sức khỏe tuyệt vời. Đã hơn một thập niên tôi không dùng bất kỳ loại thuốc nào nữa.”

Sau khi hồi phục sức khỏe, vào năm 2008, ông nhận công việc là sản xuất dụng cụ bằng hợp kim cứng trong hơn sáu tháng. Công việc này có tiếp xúc với hạt bụi có thể gây bất lợi cho phổi và hệ hô hấp của ông. Tuy nhiên, ông vô cùng ngạc nhiên và cảm thán, “Phổi của tôi không bị ảnh hưởng gì cả. Hơn nữa, tôi thậm chí còn tham gia các trận bóng đá hàng tuần và còn chơi cả hai hiệp. Thật không thể tin được.”

Ông cũng cho biết: trong suốt ba năm đại dịch COVID-19 lan rộng, ông chỉ có kết quả dương tính một lần khi xét nghiệm acid nucleic vào năm 2022 nhưng không có triệu chứng.

Vận may mỉm cười: Thành công trong sự nghiệp và gia đình

Sau khi hồi phục sức khỏe, ông Yoon bắt đầu một công việc kinh doanh mới vào năm 2009, lần này là bước vào ngành vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, không giống như những nỗ lực trước đây của ông, dự án này phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng theo cấp số nhân. Hiệu suất của công ty tăng vọt và doanh thu của công ty đã vượt mục tiêu ban đầu gấp 10 lần.

Trong những năm gần đây, ông cũng là chủ tịch của một tổ chức từ thiện có tên là Hiệp hội thể thao thành phố Sejong.

Ông cho rằng thành công trong kinh doanh của mình là nhờ tu luyện Pháp Luân Công và sống theo nguyên lý “Chân, Thiện và Nhẫn.”

Ông chia sẻ, trong quá trình điều hành công ty, ông không còn dùng đến việc hối lộ để cạnh tranh với người khác như trước đây. Ông giải thích: “Khi không còn lòng tham tiền bạc và áp dụng cách tiếp cận thoải mái hơn thì công việc kinh doanh thực sự phát đạt.”

“Tôi đã trở nên ngay thẳng và chân thật trong giao tiếp với người khác, tôi đối xử với họ bằng sự chân thành. Cả khách hàng và nhân viên của tôi đều công nhận tôi là một người đáng tin cậy và đáng kính. Với những phẩm chất như vậy, việc kinh doanh của tôi phát đạt là điều đương nhiên.”

Ông Yoon cũng chứng kiến sự thay đổi trong mối quan hệ với vợ. Trước đây, vợ chồng ông thường xuyên tranh luận và cãi vã nhưng giờ đây, họ sống hòa thuận và hạnh phúc.

Ông nói, “Theo tôi, để được vợ tôn trọng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay vợ tôi nói rằng cô ấy thực sự tôn trọng tôi.”

Nghiên cứu khoa học chứng minh Pháp Luân Công giúp cải thiện đáng kể căn bệnh ung thư

Trong một nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ, Đài Loan, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã quan sát 152 bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công. Các vị trí ung thư chủ yếu là ở phổi, gan, dạ dày, bạch cầu, thực quản, các vùng phụ khoa, tuyến tụy, ống mật, đại trực tràng và các vị trí khác.

Nghiên cứu cho thấy 149 bệnh nhân vẫn còn sống và khỏe mạnh tính đến ngày báo cáo. So với thời gian sống sót dự kiến là 5.1 ± 2.7 tháng, thời gian sống sót thực tế được kéo dài đáng kể lên 56.0 ± 60.1 tháng, với thời gian trung bình để cải thiện triệu chứng là 1.3 ± 1.7 tháng. Trong số các trường hợp, 147 (96.7%) trường hợp báo cáo đã hồi phục hoàn toàn các triệu chứng với 60 trường hợp được bác sĩ điều trị xác nhận. Thời gian trung bình để phục hồi hoàn toàn các triệu chứng là 3.6 ± 3.3 tháng và thời gian sống sót trung bình không có triệu chứng là 52.7 ± 61.1 tháng. Ngoài ra, việc tu luyện Pháp Luân Công đã giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nghiên cứu chứng minh rằng tu luyện Pháp Luân Công có thể kéo dài đáng kể thời gian sống sót và cải thiện các triệu chứng ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Trong một báo cáo lâm sàng được công bố trên Nghiên cứu F1000 vào năm 2020, người ta quan sát thấy những lợi ích lâm sàng đáng chú ý sau khi tu luyện Pháp Luân Công của một bệnh nhân lớn tuổi được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn kháng cắt tinh hoàn. Bác sĩ điều trị đã đánh giá khối u ác tính ở tuyến tiền liệt của bệnh nhân này là “được kiểm soát về mặt lâm sàng” và lưu ý rằng “tình trạng chức năng tổng thể của ông rất tuyệt vời.” Thời gian sống sót dự kiến là 6 tháng nhưng bệnh nhân vẫn sống thêm được 61 tháng.

Lợi ích sức khỏe to lớn của Pháp Luân Công

Vào tháng 05/1998, Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát lấy mẫu trong số các học viên Pháp Luân Công. Trong số 12,553 học viên được khảo sát, 83.4% cho biết đã bị một hoặc nhiều bệnh trước khi tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi tu luyện vài tháng đến vài năm, những người này đã đạt được những cải thiện đáng kể về tình trạng sức khỏe. Tỷ lệ phục hồi đạt 77.5%, 20.4% cho thấy có sự cải thiện, dẫn đến tỷ lệ hiệu quả tổng thể là 97.9%.

Một nghiên cứu khảo sát được công bố trên Tập san Đánh giá Chính sách và Hành vi Sức khỏe năm 2020 với sự tham gia của hơn một nghìn học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan cho thấy trong 8 chỉ số thì với chỉ số “sức khỏe thể chất” và “sức khỏe tinh thần” – các học viên Pháp Luân Công đạt điểm cao hơn đáng kể so với điểm số trung bình của người dân Đài Loan trong 6 chỉ số. Hai chỉ số duy nhất không có sự khác biệt đáng kể giữa điểm số của các học viên Pháp Luân Công và điểm số tiêu chuẩn là “chức năng thể chất” và “chức năng xã hội.” Đáng chú ý là các học viên Pháp Luân Công đã thể hiện sự vượt trội đáng kể so với tiêu chuẩn về “tình trạng sức khỏe thể chất” và “những hạn chế về vai trò do vấn đề cảm xúc.” Ngoài ra, các học viên Pháp Luân Công từ 65 tuổi trở lên có điểm số cao hơn đáng kể so với điểm số tiêu chuẩn trên tất cả 8 chỉ số sức khỏe thể chất và tinh thần.

Nghiên cứu cũng xem xét đến sự xuất hiện các bệnh kinh niên trong số các học viên Pháp Luân Công, như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp và tăng huyết áp. Các phát hiện cho thấy rằng việc tu luyện Pháp Luân Công giúp cải thiện từ 70 đến 89% hoặc khỏi hoàn toàn các bệnh này.

Hơn nữa, việc tu luyện Pháp Luân Công cũng dẫn đến những thay đổi trong thói quen sinh hoạt của những người tham gia, với 74.2% người uống rượu và 79.2% người hút thuốc đã từ bỏ thành công thói quen tương ứng.

Công Thành biên dịch.

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Lisa Bian
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Lisa Bian, là chuyên gia chăm sóc sức khỏe có bằng Cử nhân Khoa học Y khoa. Với nền tảng kiến thức phong phú, bà đã tích lũy được hơn ba năm kinh nghiệm thực tế với tư cách là bác sĩ Trung y. Ngoài chuyên môn lâm sàng, bà còn là nhà văn thành đạt ở Nam Hàn, có những đóng góp quý giá cho The Epoch Times. Những tác phẩm sâu sắc của bà bao gồm nhiều chủ đề, bao gồm y học tích hợp, xã hội, văn hóa Nam Hàn và quan hệ quốc tế.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn