Nitric oxide: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Nitric oxide là một trong những phân tử tín hiệu quan trọng nhất trong cơ thể và có liên quan đến hầu hết mọi hệ cơ quan. Một số nhà nghiên cứu nói rằng khi cơ thể giảm sản xuất nitric oxide thì bệnh tim mạch có thể bắt đầu xuất hiện.

Thiếu nitric oxide có thể dẫn đến cao huyết áp, rối loạn chức năng tình dục và bệnh mạch máu viêm mãn tính dẫn đến đau tim, đột quỵ hoặc suy tim.

Mọi bệnh tật liên quan đến tuổi tác và mọi căn bệnh kinh niên — từ thận, não, tim đến gan — đều có liên quan đến mạch máu. Đặc điểm chung của các bệnh này là một bộ phận của cơ thể thiếu máu nuôi giàu oxy và điều này phụ thuộc vào nitric oxide.

Cơ thể bắt đầu giảm sản xuất nitric oxide khi chúng ta già đi, nhưng quá trình mất nitric oxide nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào lối sống và cách ăn uống của chúng ta.

Vai trò của nitric oxide

Nitric oxide làm giãn mạch máu, cho phép máu lưu thông thuận tiện, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả. Nitric oxide có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch.

Nitric oxide ngăn ngừa chứng viêm và dày thành động mạch – 2 yếu tố gây hạn chế lưu lượng máu, gây tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim.

Nitric oxide làm giảm độ dính của cholesterol xấu (low density lipoprotein cholesterol-LDL) và các nguyên tố khác trong máu dẫn đến sự tích tụ mảng bám trên thành động mạch.

Nitric oxide có giá trị tiên lượng tiến triển của bệnh Alzheimer. Lưu lượng máu đến vùng vỏ não trước trán bị giảm trong bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí mạch máu. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nitric oxide.

Khi cơ thể không thể tạo ra đủ nitric oxide, mọi cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng xấu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nitric oxide

Người ta đã chứng minh rõ ràng rằng hệ vi sinh vật vùng họng và đường ruột tham gia vào việc sản xuất nitric oxide. Do đó, bất cứ thứ gì phá hủy hệ vi khuẩn có lợi ở hai nơi này đều có thể làm giảm sản xuất nitric oxide, khiến huyết áp của bạn tăng lên và bạn có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và mất trí nhớ.

Các tuyến nước bọt và vi khuẩn vùng họng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển đổi từ nitrat (NO3-) và nitrit (NO2-) thành nitric oxide trong cơ thể con người.

Điều đó có nghĩa là nước súc miệng sát khuẩn có thể làm giảm sản xuất nitric oxide bằng cách quét sạch vi khuẩn sản xuất nitrat trong hệ vi sinh vật vùng họng của bạn.

Một nghiên cứu được công bố trên website Frontiers in Cellular and Infection Microbiology (Biên giới trong tế bào và vi sinh vật lây nhiễm) vào năm 2019 cảnh báo rằng “nước sát trùng đường miệng dẫn đến tăng huyết áp tâm thu.” Nghiên cứu đã xem xét cụ thể chlorhexidine, một chất khử trùng được sử dụng trong nước súc miệng.

Các loại thuốc kháng sinh đường uống cũng có thể tiêu diệt những vi khuẩn này.

Xà phòng kháng khuẩn và nước rửa tay kháng khuẩn cũng có tác động tương tự.

Ngoài ra, thuốc ức chế bơm proton (PPI) cũng làm giảm nitric oxide và có liên quan đến việc tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Thông thường, nitric oxide giảm trong thời gian dài trước khi bác sĩ chẩn đoán ra, vì vậy điều quan trọng là phải tìm các triệu chứng sớm và điều trị sớm.

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang giảm nitric oxide

Việc giảm sản xuất nitric oxide sẽ dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể và sẽ dẫn đến một số triệu chứng sau:

  • Tăng huyết áp
  • Bệnh mạch máu viêm mãn tính với sự lắng đọng mảng bám trên thành mạch máu
  • Rối loạn chức năng động mạch
  • Rối loạn cương dương
  • Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ

Những thực phẩm làm tăng nitric oxide

Dưới đây là một số thực phẩm giúp cơ thể tăng sản xuất nitric oxide.

Củ dền

(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

Củ dền là một trong những loại thực phẩm có nồng độ nitrat cao nhất trong vương quốc thực vật, chỉ xếp sau rau lá xanh. Trong một nghiên cứu, những người tham gia được cung cấp 70ml (4 muỗng canh) nước ép củ dền đã được chứng minh là có mức nitric oxide tăng 21.3% sau 45 phút và 20.3% sau 90 phút.

Rau lá xanh

(Ảnh: Iakovleva Daria/Shutterstock)
(Ảnh: Iakovleva Daria/Shutterstock)

Các loại rau lá xanh chứa một lượng lớn nitrat. Một nghiên cứu cho thấy rằng bữa ăn có rau bina giàu nitrat làm tăng gấp tám lần lượng nitrat trong nước bọt. Một bữa ăn giàu nitrat có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp mạch, đồng thời tăng khả năng phối hợp của động mạch lớn một cách nhanh chóng ở nam giới và phụ nữ khỏe mạnh.”

Tỏi

(Ảnh: Melada/Shutterstock)
(Ảnh: Melada/Shutterstock)

Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất tỏi lâu năm tăng sản xuất nitric oxide từ 30% đến 40% từ 15 đến 60 phút sau khi dùng.

Thịt

(Ảnh: Brent Hofacker/Shutterstock)
(Ảnh: Brent Hofacker/Shutterstock)

Thịt là một nguồn CoQ10 tuyệt vời, được chứng minh là làm tăng mức độ nitric oxide. Các nghiên cứu cho thấy rằng nhận đủ CoQ10 có thể giúp các vận động viên thi đấu tốt hơn, phục hồi nhanh hơn và ngăn ngừa chấn thương.

Sô cô la đen

Sô cô la đen (ít nhất 70% ca cao) giàu polyphenol – là nguồn chất chống oxy hóa tuyệt vời.

Nghiên cứu cho thấy rằng các flavanol có trong ca cao có thể giúp duy trì mức nitric oxide tối ưu trong cơ thể bạn, giúp giảm huyết áp và giúp hệ tim mạch khỏe mạnh.

Trái cây có múi
Trái cây có múi
(Ảnh: Maria Uspenskaya/Shutterstock)
(Ảnh: Maria Uspenskaya/Shutterstock)

Trái cây có múi là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, có thể làm tăng lượng nitric oxide trong cơ thể.

Các loại quả hạch và hạt

(Ảnh: Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

Các loại quả hạch và hạt là nguồn cung cấp L-arginine, một loại acid amin đóng vai trò sản xuất nitric oxide. Một nghiên cứu cho thấy rằng ăn thực phẩm giàu L-arginine có liên quan đến mức nitric oxide cao hơn.

Chiến lược tập luyện giúp cơ thể tăng tiết nitric oxide

Tập thể dục là một trong những cách quan trọng nhất để tăng lượng nitric oxide sẵn có của bạn. Tập thể dục thường xuyên thúc đẩy quá trình sản xuất nitric oxide của các tế bào nội mô mạch máu, vì thế có lợi ích cho mạch máu.

Để tối đa hóa khả năng tái tạo nitric oxide của cơ thể, bạn cần tập luyện 16 nhóm cơ lớn nhất, mỗi nhóm cơ 90 giây. Các mạch máu chỉ dự trữ nitric oxide trong khoảng 90 giây trước khi nitric oxide cần được sản xuất thêm, nên việc tập luyện từng nhóm cơ lớn trong 90 giây sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Cơ thể cũng có thể tái tạo nitric oxide sau mỗi vài giờ, vì vậy cách hiệu quả nhất là tập luyện trong thời gian ngắn sau mỗi vài giờ.

Thiên Vân biên dịch

Thu Anh biên tập

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Christy Prais
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Christy A. Prais nhận bằng kinh doanh tại Đại học Quốc tế Florida. Cô là người sáng lập và là người dẫn chương trình Discovering True Health (Khám phá Sức khỏe Đích thực), là kênh YouTube và podcast dành riêng cho sức khỏe và tinh thần, đồng thời là ký giả của The Epoch Times. Cô Christy cũng thuộc ban cố vấn tại Fostering Care Healing School (Trường chữa bệnh bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng).
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn