Vấn đề đạo đức từ COVID-19 làm lu mờ óc phán đoán của con người

Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng quan điểm lệch lạc về các biện pháp kiểm soát COVID đã trở thành một trở ngại cho khoa học chất lượng.

Vấn đề đạo đức từ COVID-19
Những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID đã trở thành “các giá trị cao cả” mà ngay cả các nhà khoa học cũng không thể đặt nghi vấn. (Ảnh: 5D Media/ Shutterstock)

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc ngăn chặn các ca tử vong do COVID-19 đã được nâng lên thành một “giá trị cao cả” trong xã hội, do đó những người nghi ngờ các lệnh hạn chế trong đại dịch sẽ bị lên án về mặt đạo đức. Trong khi đó, những ca tử vong, sự lạm dụng quyền lực và sự chỉ trích xã hội xảy ra dưới danh nghĩa là “ngăn chặn COVID” lại được coi là có thể chấp nhận được.

Các lệnh hạn chế chưa từng có trước đây được áp đặt cho nền văn minh phương Tây vào năm 2020 có thể đã vấp phải sự phản đối một năm trước đó. Tuy nhiên, khi được ban hành với danh nghĩa giảm bớt COVID-19, người ta có nhiều khả năng chấp nhận cái mà có thể được coi là lạm dụng quyền lực, ngay cả khi nó dẫn đến tử vong, theo một nhóm các nhà nghiên cứu từ Hoa Kỳ và New Zealand.

COVID-19 đã trở thành một sự kiện dễ thấy, được chính trị hóa và được công bố rộng rãi, đến mức những nỗ lực chống lại nó đã trở thành vấn đề đạo đức. Một khi cái gì đó được nâng lên tầm giá trị thiêng liêng, thậm chí việc đặt câu hỏi về bất cứ điều gì đi ngược lại nó có thể “làm dấy lên sự phẫn nộ về mặt đạo đức, sự phản đối và mong muốn khẳng định lại những cam kết đạo đức của một con người,” các nhà nghiên cứu viết trong bài báo của họ, “Vấn đề đạo đức từ phản ứng sức khỏe của Covid-19: Sự bất cân xứng trong khả năng chịu đựng tổn thương của con người,” trên Tạp chí Tâm lý Xã hội Thực nghiệm.

Đây chắc chắn là những gì được nhìn thấy với chính sách COVID-19, trong đó mọi người bị chỉ trích, bị đe dọa và bị hành hung thân thể vì chọn không đeo khẩu trang[ii] hoặc từ chối đóng cửa doanh nghiệp của mình.

Những người khác đã phải đối mặt với sự phẫn nộ khi nghi ngờ liệu các lệnh hạn chế được đặt ra để làm chậm sự lây lan của vi rút có gây hại nhiều hơn có lợi hay không.

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng khi các nỗ lực COVID-19 trở nên đạo đức hóa, sẽ tạo ra sự bất cân xứng trong phán đoán, khiến mọi người dễ chấp nhận những tác hại gây ra hơn. Sau khi tiến hành hai nghiên cứu thực nghiệm, dự đoán của họ đã được xác nhận.

Mọi người khoan dung hơn với sự chỉ trích xã hội và ‘Những ca tử vong vì tuyệt vọng’

Các lệnh phong tỏa, đóng cửa doanh nghiệp và giãn cách xã hội bị buộc thi hành để chống lại COVID-19 liên quan đến những đánh đổi mà các nhà nghiên cứu mô tả như một thiệt hại song song:

“Những tổn thất đó bao gồm chi phí thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, tình trạng căng thẳng tột độ và việc lạm dụng của cải, và trì hoãn những chẩn đoán ung thư, trong số những hệ quả khác. Nếu không được giải quyết, những lực lượng này có thể tạo ra ‘cái chết vì tuyệt vọng’, theo đó người ta chết dần vì các hành vi hoặc vì bệnh tật trở nên tồi tệ hơn do nhận thức ra được những viễn cảnh ảm đạm.

Các tổn thất khác bao gồm sự miệt thị xã hội đối với những người vi phạm hoặc nghi ngờ các chính sách dựa trên sức khỏe, lạm dụng quyền thực thi pháp luật và quyền lực của chính phủ, và sự suy giảm nhân quyền.”

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra, bởi vì việc “chống lại COVID-19” đã được biến thành một vấn đề đạo đức, mọi người có xu hướng chấp nhận những tác hại rất thực gây ra như một hệ quả – bao gồm những ca tử vong, lạm dụng quyền lực và bệnh tâm thần – hơn là những tác hại do căn bệnh COVID-19 gây ra.

Trong ví dụ nghiên cứu đầu tiên, người Mỹ được yêu cầu đánh giá tổn thất về con người, bao gồm cả sự miệt thị xã hội, các ca tử vong, bệnh tật và sự lạm dụng quyền lực của cảnh sát, là kết quả của những nỗ lực nhằm giảm thiểu COVID-19 tác động đến sức khỏe hoặc từ những nỗ lực không phải của COVID, chẳng hạn như đối với mục đích kinh tế. Trong một ví dụ khác, những người tham gia được yêu cầu đánh giá những tác hại gây ra bởi một sĩ quan cảnh sát lạm dụng quyền hạn để thực thi các lệnh hạn chế hoặc giới hạn tốc độ lây lan COVID-19.

“Trong cả hai trường hợp, mức độ đau khổ hoặc tổn thất của con người không đổi, theo đó người sĩ quan khởi kiện và giam giữ cùng một số người để giảm cùng số ca tử vong như nhau,” tác giả nghiên cứu Fan Xuan Chen cho biết trong một bản tin công bố. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng đau khổ của những người tham gia không phải là không đổi; các trường hợp tử vong, sự miệt thị xã hội và lạm dụng quyền lực được cho là dễ chấp nhận hơn khi chúng xảy ra để giảm thiểu COVID-19.

Nghiên cứu thứ hai mang đến cho người New Zealand cơ hội đánh giá hai đề xuất nghiên cứu. Cả hai đề xuất đều có cùng lượng thông tin về phương pháp luận và đều có giá trị như nhau. Một đề xuất xem xét việc huỷ bỏ chiến lược loại bỏ COVID-19, đề xuất còn lại xem xét việc tiếp tục thực hiện. Người New Zealand tỏ ra ít tán thành hơn và cũng nghi ngờ về giá trị của việc tiếp tục đối với chiến lược loại bỏ.

Theo Chen, “Người New Zealand tán thành với việc huỷ bỏ một đề xuất nghiên cứu [các biện pháp] nhằm nỗ lực loại bỏ COVID-19 hơn là một đề xuất thách thức những nỗ lực đó, ngay cả khi thông tin và bằng chứng phương pháp luận hỗ trợ cho cả hai đề xuất là tương đương nhau.”

Việc nghi ngờ về các Hạn chế COVID-19 bị ‘lên án về mặt đạo đức’

Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng những nỗ lực nghi ngờ việc loại bỏ [biện pháp hạn chế] COVID-19 là một hành vi “bị lên án về mặt đạo đức”[ trong xã hội ngày nay và làm nổi bật một tiêu chuẩn kép mới xuất hiện, đó là những trường hợp tử vong do các lệnh hạn chế COVID-19 có thể chấp nhận được trong khi những người tử vong do COVID-19 thì không.

Những người tham gia nghiên cứu không chỉ có xu hướng chấp nhận sự miệt thị xã hội, bệnh tật, cái chết và vi phạm nhân quyền khi họ áp dụng các biện pháp kiểm soát COVID-19, mà họ còn thể hiện sự tiêu cực mạnh mẽ hơn khi tổn thất con người liên quan đến các biện pháp không liên quan đến kiểm soát COVID-19.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy một số lượng đáng kể những người được hỏi bày tỏ sự phẫn nộ về đạo đức lớn hơn; ý định trừng phạt mạnh mẽ hơn đối với những người có trách nhiệm [làm lây lan COVID-19]; và ít đánh giá năng lực của những nhà chức trách có liên quan khi các ca tử vong không liên quan đến COVID-19. Nói cách khác, nếu một người chết vì biện pháp kiểm soát COVID, thì có thể dễ chịu đựng hơn.

Những cá nhân lo sợ nhất về rủi ro COVID-19 đặc biệt có khả năng bỏ qua những tác hại do các hạn chế COVID-19 gây ra và bày tỏ sự phẫn nộ mạnh mẽ hơn về mặt đạo đức. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng các mô tả trên phương tiện truyền thông về COVID-19 cũng có thể khuếch đại tinh thần đạo đức, “chẳng hạn như bằng cách kích hoạt sự ghê tởm/ kỳ thị.”

Tác hại của những Hạn chế COVID-19 ‘Chưa được thừa nhận’

Tư tưởng “chiến đấu chống lại COVID-19” đã được nâng lên tầm giá trị cao cả trong khi nhiều người đang nhắm mắt làm ngơ trước những đau khổ do phong toả, thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế và cách ly, cùng những tổn thất về con người khác gây ra bởi những lệnh nhằm Hạn chế COVID.

Kết quả là, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng “tổn thất tiềm ẩn về con người vượt quá ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe do COVID-19 có thể được thừa nhận tương đối ít, bị bỏ qua hoặc được coi là ít có trọng lượng về mặt đạo đức hơn.”

Những thiệt hại về nhân mạng hiện đang có sức nặng đạo đức khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, và ngay cả những nghiên cứu khoa học có thể đi sâu vào tổn thất con người thực sự của các [biện pháp] hạn chế COVID-19 cũng có thể bị “ngăn cản, không được tài trợ hoặc bị loại bỏ”. Các nhà nghiên cứu tiết lộ rằng khi nghiên cứu hậu quả của các biện pháp kiểm soát COVID, sự phẫn nộ về mặt đạo đức đã trở thành “một trở ngại nổi bật trong việc đánh giá những tổn thất đó một cách công tâm hoặc thông qua những khảo sát thực nghiệm tỉ mỉ.”

Vẫn còn thời gian để lùi lại một bước so với thực tế đã thay đổi này và nhìn nhận đại dịch COVID-19 một cách khách quan, không cho phép một thước đo đạo đức bị áp đặt một cách mơ hồ và do phương tiện truyền thông điều khiển làm lu mờ đánh giá của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, QuestioningCovid.com là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm các cuộc thảo luận cởi mở. Và nếu bạn muốn tham gia và hành động, thì Stand for Health Freedom (tổ chức Bảo vệ Tự do Sức khoẻ) là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo vệ các quyền của con người, hiến pháp và phụ huynh.

Nhóm Nghiên cứu GMI chuyên dùng để điều tra các vấn đề sức khỏe và môi trường quan trọng nhất ngày nay. Đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu chuyên sâu và tập trung của chúng tôi sẽ khám phá nhiều cách mà tình trạng hiện tại của cơ thể con người phản ánh trực tiếp trạng thái thực của môi trường xung quanh. Công việc này được thực hiện lại và phân phối với sự cho phép của GreenMedInfo LLC. 

Theo GreenMedInfo
Tân Dân biên dịch

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn