Trạng thái sức khỏe lý tưởng là khi con người hòa mình vào thiên nhiên

Y học cổ đại Trung Quốc rất coi trọng mối quan hệ giữa tự nhiên và cơ thể con người. Con người không thể tách rời với thế giới tự nhiên, những thay đổi của đất trời liên tiếp ảnh hưởng đến con người trong khi cơ thể cần duy trì các hoạt động sống bình thường và thích nghi với tự nhiên.

mối quan hệ giữa tự nhiên và con người
Con người không thể tách rời với thế giới tự nhiên.(Ảnh Pixabay)

Sự xuất hiện và phát triển của các loại bệnh khác nhau có liên quan mật thiết đến các mùa trong năm. Cơ thể thay đổi để thích nghi theo mùa. Vào mùa xuân và mùa hạ, dương khí được tăng cường – khí huyết bộc lộ ra bề mặt, điều này biểu hiện ra sự giãn da và đổ mồ hôi. Tuy nhiên, trong tiết trời thu đông, dương khí sẽ yếu đi, khí huyết đi vào trong – biểu hiện là da căng, giảm tiết mồ hôi và tăng tiểu tiện.

Cơ thể con người cũng thích nghi với quá trình ban ngày chuyển thành ban đêm — ban ngày là dương và ban đêm là âm. Khi trời sáng, dương khí tái sinh; dương khí tăng cao vào buổi chiều, vào ban đêm nó dịu xuống để thuận tiện cho việc nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Điều này tương ứng với các quan sát sự thay đổi trong 24 giờ về mạch đập, nhiệt độ cơ thể, mức tiêu thụ oxy, lượng carbon dioxide thải ra, sự bài tiết nội tiết tố, v.v.

Sự khác biệt về địa lý cũng tương ứng với những thói quen sinh hoạt và tình trạng sức khỏe khác nhau. Vì gần đường xích đạo, nên thời tiết nóng và ẩm, trong khi ở xa hơn thì lạnh và khô. Mỗi khu vực có những đặc tính độc đáo riêng và chuẩn mực cuộc sống cũng khác nhau rất nhiều. Điều này chính xác là do mối quan hệ qua lại giữa con người và tự nhiên.

quan hệ giữa địa ký tự nhiên và con người
Sự khác biệt về địa lý cũng tương ứng với những thói quen sinh hoạt và tình trạng sức khỏe khác nhau. (Ảnh Pixabay)

Y học cổ đại Trung Quốc dựa trên những nguyên tắc này, xem xét sự khác biệt giữa con người, vị trí địa lý, thời điểm trong ngày và bốn mùa trong năm. Khi chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân, người hành nghề y ở Trung Quốc sẽ phân tích và cân nhắc cẩn thận mối quan hệ giữa ngoại cảnh với cơ thể con người, cũng như mối liên hệ giữa cơ quan bị bệnh và toàn bộ cơ thể.

Đây chính là nền tảng trung tâm của y học cổ đại Trung Quốc

Tiến sĩ Benjamin Kong từ Thụy Điển và Tiến sĩ Xiu Zhou từ Đức là các biên tập viên chính của Nhóm Nghiên cứu về Trung Quốc của The Epoch Times

China Research Group

Thu Ngân biên dịch

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn