Trà ô long tiêu mỡ thừa cả trong lúc bạn đang ngủ

Đây là một khía cạnh chưa được biết đến của loại thức uống có lợi cho sức khỏe này và hiện đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Dữ liệu từ Nhật Bản cho thấy uống trà ô long có thể giúp cơ thể bạn đốt cháy mỡ thừa và không liên quan đến tác dụng của caffeine. 

Trên thế giới, trà là một trong những thức uống phổ biến nhất. Trong đó 84 % trà được tiêu thụ là trà đen, 15 % là trà xanh và 1 % còn lại được chia thành các loại trà ô long, trà trắng và các loại trà đậm màu. 

Bất kỳ khi nào cũng có gần một nửa số người ở Hoa Kỳ đang uống trà. Mặc dù trà đen là thức uống ưa thích, nhưng có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc loại trà ô long ít đắng hơn và có hương vị hơn.

Trà ô long tiêu mỡ thừa
Các loại trà ô long như những mẫu trà Đài Loan đại diện cho các quy trình sản xuất trà đen và trà xanh. Tất cả các loại trà đều được làm từ cây camellia sinensis. (Ảnh: Shutterstock)

Uống trà ô long vào ban đêm đốt cháy lượng mỡ thừa

Một nghiên cứu được công bố gần đây từ nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản cho thấy rằng uống trà ô long có thể giúp cơ thể đốt cháy lượng mỡ thừa, ngay cả khi bạn đang ngủ. Nghiên cứu diễn ra trong 14 ngày với sự tham gia của 12 người đàn ông không béo phì đã không uống trà ô long, caffein hay giả dược vào bữa sáng và bữa trưa mỗi ngày.

Vào ngày 14, các phép đo trong 24 giờ đã được ghi lại. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống caffeine hoặc trà ô long giúp đốt cháy mỡ lên khoảng 20% ​​mà không ảnh hưởng đến việc tiêu hao năng lượng. 

Tuy nhiên, họ cũng phát hiện ra rằng những người uống trà ô long giảm lượng mỡ thừa nhiều hơn cho thấy rằng có một thành phần không xác định trong trà có tác động lớn hơn đến quá trình oxy hóa chất béo. 

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng uống hai tách trà ô long mỗi ngày không ảnh hưởng đến thói quen ngủ của những người tham gia. Nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng caffeine ở mức lớn hơn 100mcg có thể làm tăng tiêu thụ năng lượng, nhưng trong nghiên cứu hiện tại, lượng caffeine hấp thu không làm tăng tiêu hao năng lượng.

Các nghiên cứu cho thấy trà ô long có thể làm tăng sự phân hủy chất béo và không liên quan đến tác dụng của caffeine.

Quá trình lên men lá trà khác nhau sẽ tạo ra sản phẩm trà khác nhau

Tất cả các loại trà đen, trà xanh, trà ô long, trà đậm màu và bạch trà đều được làm từ lá của cùng một loại cây có tên là Camellia sinensis, được gọi chính xác là “tisanes” (trà lá). Sự khác biệt về hương vị và màu sắc của trà do quá trình chế biến lá trà. Tuy nhiên, cho dù đó là loại trà nào, có chứa caffeine hay không, chỉ mất 24 giờ kể từ khi lá trà được hái cho đến khi chúng được đóng gói. 

Trước khi bắt đầu chế biến, lá trà được sắp xếp và phân loại. Phương pháp chế biến trà lá phổ biến nhất là phương pháp truyền thống, trong đó lá trà trải qua bốn giai đoạn, bao gồm làm héo, quay, lên men và sấy khô.

Màu sắc, mùi vị và độ đậm của trà được xác định trong giai đoạn lên men. Lá trà được trải ra và để ở nhiệt độ 26 độ C (78,8 độ F) trong 30 đến 120 phút. Trong thời gian này, quá trình lên men xảy ra làm thay đổi màu sắc của lá.

Quá trình lên men xảy ra khi pha trà xanh, giúp lá trà có hương vị thanh nhẹ. Trà đen trải qua quá trình lên men lâu nhất và trà ô long được làm từ lá trà bị lên men một phần. 

Lên men để lá trà trở thành ô long là 70% còn tươi và 30% lên men, đủ để tạo nên màu sắc tinh tế và hương thơm dịu nhẹ.

Hình dạng của lá trà và hương vị của trà ô long có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi nó được trồng và cách chế biến. 

Ví dụ, trà ô long của Đài Loan theo truyền thống ít bị lên men hơn và những loại trà nổi tiếng của Trung Quốc thường được trồng trong môi trường khắc nghiệt, mang lại hương vị phong phú của các loại trà.

Trà ô long bảo vệ sức khỏe răng miệng và đường ruột

Ngoài việc tăng cường chuyển hóa chất béo, trà ô long cũng có tác động đến hệ vi sinh vật đường ruột và trong miệng của chúng ta. 

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng “Nutrients”, đã đánh giá hệ vi sinh vật đường miệng của ba người lớn khỏe mạnh uống 1 lít trà mỗi ngày trong tám tuần.

Trước khi can thiệp, trong quá trình điều trị và sau khi nghiên cứu, hệ vi sinh vật nước bọt của những người tham gia đã được lấy mẫu, giải trình tự và phân tích.

Các tác giả viết: “Uống trà ô long làm giảm sự đa dạng của vi khuẩn trong nước bọt và quần thể một số vi khuẩn liên quan đến bệnh răng miệng, chẳng hạn như Streptococcus sp., Prevotella nanceiensis, Fusobacterium periodonticum, Alloprevotella rava, Prevotella elaninogennica. 

Kết quả cho thấy rằng uống trà ô long trong một thời gian dài có thể thay đổi hệ vi sinh vật nước bọt và có tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng. 

Trà ô long còn điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột 

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Thực Phẩm Thế giới “Food Research International” đã chứng minh các hợp chất thường thấy trong trà ô long, bao gồm epigallocatechin gallate (EGCG), gallocatechin gallate (GCG) và epigallocatechin ‐ 3‐ (3 ”‐O ‐ methyl) gallate (EGCg3” Me ) điều hòa sự phát triển của khuẩn ruột. 

Các hợp chất này ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và giúp vi khuẩn có lợi sinh sôi.

Nghiên cứu thứ hai đánh giá tác động của trà đối với hệ vi sinh vật đường ruột dựa trên các đặc tính chống béo phì đã biết. Kết quả của mô hình động vật này cho thấy uống trà làm tăng đáng kể sự đa dạng và cấu trúc của hệ vi sinh vật đường ruột, gây tác động tích cực đến sự đốt cháy chất béo.

Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh các polyphenol chiết xuất từ ​​trà xanh, trà ô long và trà đen có thể điều chỉnh hệ khuẩn ruột và tạo ra một số lượng lớn các axit béo chuỗi ngắn, góp phần tạo nên một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. 

Nhiều lợi ích sức khỏe khác của trà ô long

Trà ô long giàu chất chống oxy hóa – các hợp chất có lợi giúp giảm tác động của các gốc tự do và các loại phản ứng oxy hóa, có một vai trò tích cực đối với các bệnh lý như tiểu đường, đột quỵ, ung thư và viêm khớp dạng thấp.

Tăng mật độ khoáng xương

Một nghiên cứu đã đánh giá tác động của trà ô long đối với mật độ khoáng chất trong xương ở 476 phụ nữ sau mãn kinh. Khi các nhà nghiên cứu so sánh những người uống trà với những người không uống trà, họ nhận thấy những người uống trà ô long có mật độ khoáng xương cao hơn. Tỷ lệ này đáng kể ở những người uống từ 1 đến 5 tách trà mỗi ngày nhưng không tăng lên ở những người uống nhiều hơn 5 tách mỗi ngày.

Giảm tiến triển suy nhận thức

Các chất chống oxy hóa, caffeine và theanine được tìm thấy trong trà ô long cũng có thể góp phần làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức ở người Trung Quốc sống trong cộng đồng từ 55 tuổi trở lên, những người thường xuyên uống trà ô long hoặc trà đen.

Gia tăng hoạt động của insulin, giảm đường huyết

Trong một bảng đánh giá, các nhà nghiên cứu đã xác định được sự gia tăng hoạt động của insulin. Trà ô long cũng làm giảm đường huyết và được cho là một phương pháp điều trị hỗ trợ hiệu quả đối với bệnh tiểu đường loại 2.

Giảm nguy cơ tim mạch

Trà ô long có liên quan đến việc giảm bệnh tim mạch. Trong một nghiên cứu với 76,979 người trưởng thành Nhật Bản, những người uống 1 lít trà ô long trở lên mỗi ngày giảm đáng kể nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.Trong một nghiên cứu riêng biệt, những người uống một đến hai tách trà xanh hoặc trà ô long mỗi ngày giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. 

Có nên dùng trà túi lọc không?

Mặc dù uống trà ô long tốt cho sức khỏe nhưng việc sử dụng trà túi lọc sẽ làm tăng thêm độc tố mà bạn không mong muốn. Túi trà có thể tiện lợi hơn, nhưng nhiều túi được làm bằng polypropylene chịu nhiệt giúp túi không bị vỡ trong nước nóng và giải phóng các mảnh nhựa nhỏ trong mỗi lần uống. 

Trà giấy lọc được xử lý bằng epichlorohydrin, một hóa chất ngăn túi rách và là chất có thể gây ung thư ở người. Thay vào đó, hãy tìm những lá trà tươi và cất chúng trong một hộp kín, để trong tủ tối và khô. tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt nóng.

Một vài mẹo pha trà 

Vì kỹ thuật chế biến sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ pha lý tưởng, hãy xem chỉ dẫn trên gói trà bạn mua. Tuy nhiên, đây là một số mẹo chung bạn có thể xem xét: 

  • Sử dụng nước lọc sạch, tinh khiết.
  • Đun nước sôi đến 180 độ đến 200 độ F 
  • Cho trà vào bình nước sôi và ngâm từ 1 đến 3 phút. Sau thời gian này, chắt lấy nước trà ra cốc rồi uống.
  • Xác trà còn lại trong bình có thể sử dụng nhiều lần. Với mỗi cốc khi pha, lá trà sẽ nở ra một chút, tiết ra nhiều hương thơm hơn. 
  • Trà ô long ngon nhất sau khi được ủ trong một thời gian nhất định, thường từ 1 đến 3 phút. Vì vậy bạn nên nếm thử sau thời gian khuyến nghị trên gói trước khi quyết định ủ lâu hơn.
  • Đậy nắp trà trong khi ủ trà để giữ nhiệt trong bình.
  • Bạn có thể pha thêm sữa tươi vào để tăng thêm hương vị.

Thu Ngân biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Joseph Mercola
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Tiến sĩ bác sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com là tác giả có sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn