Sức mạnh của giả dược phản ánh khía cạnh nào của nền y học thực chứng?

Từ lâu chúng ta đã biết rằng tâm trí có thể ảnh hưởng sâu sắc đến hạnh phúc của chúng ta. Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Pain đề xuất rằng bệnh nhân sẽ giảm đau hiệu quả với giả dược— ngay cả khi họ được cho biết đó là giả dược. Trong thế giới y học dựa thực chứng, thật dễ dàng quên rằng tương tác thầy thuốc – bệnh nhân và hệ thống niềm tin đóng vai trò tích cực về kết cục lâm sàng thông qua quá trình kích họat khả năng tự chữa lành của cơ thể.

Theo Hiệp hội Thần kinh cột sống Hoa Kỳ, người dân Hoa Kỳ chi ít nhất 50 tỷ đô la mỗi năm cho chứng đau lưng. Cộng thêm việc mất thu nhập và năng suất bị giảm thì chi phí tăng gấp đôi – lên 100 tỷ đô la – theo ước tính của Học viện Y Tế về Giảm Đau Hoa Kỳ.

Các phát hiện thay đổi hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân đằng sau hiệu quả của giả dược.

Tác giả nghiên cứu chung Ted Kaptchuk, giám đốc chương trình nghiên cứu giả dược tại Trung tâm Y tế Beth Israel và là Giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard, cho biết những phát hiện này có khả năng thay đổi hiểu biết của chúng ta về nguyên nhân đằng sau hiệu quả giả dược.

Và nó phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ dùng một viên đường, Kaptchuk nói.

“Đó là các biểu tượng, giống như ống nghe. Đó là các nghi thức lặp đi lặp lại như uống thuốc và rất quan trọng, đó là sự tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng, những người cung cấp hỗ trợ tinh thần và sự tin tưởng lẫn nhau. Đó là những hoạt chất.”

Mô tả nghiên cứu

Gần 100 bệnh nhân bị đau thắt lưng mãn tính đã được chọn vào cuộc thử nghiệm và được giải thích trong 15 phút về tác dụng của giả dược.

Các đối tượng sau đó được chia ngẫu nhiên thành một trong hai nhóm: điều trị như bình thường và giả dược.

Những người tham gia nhóm giả dược được phát một lọ thuốc có nhãn “giả dược” với hướng dẫn uống hai viên hai lần mỗi ngày.

Những người tham gia trong cả hai nhóm được yêu cầu tiếp tục với chế độ dùng thuốc thông thường của họ trong thời gian nghiên cứu ba tuần (chủ yếu là thuốc chống viêm không steroid như aspirin và ibuprofen; người dùng opioid không được phép tham gia). Họ không được phép thay đổi bất kỳ lối sống nào, chẳng hạn như bắt đầu một kế hoạch tập thể dục, sẽ ảnh hưởng đến cơn đau của họ.

Nhóm giả dược báo cáo giảm 30% cả mức độ đau thông thường và mức độ đau tối đa, so với mức giảm lần lượt là 9% và 16% đối với nhóm điều trị như bình thường.

Khi kết thúc đợt uống thuốc kéo dài 3 tuần, nhóm dùng giả dược báo cáo giảm 30% cả mức độ đau thông thường và mức độ đau tối đa, so với mức giảm lần lượt là 9% và 16% đối với nhóm điều trị như bình thường. Nhóm dùng giả dược cũng ghi nhận tỷ lệ khuyết tật liên quan đến đau giảm 29%, trong khi nhóm còn lại hầu như không cải thiện.

Hầu hết nhóm dùng giả dược cho biết họ nghi ngờ hiệu quả của việc điều trị, nhưng vào cuối nghiên cứu, một số người tham gia đã yêu cầu kê đơn cho giả dược.

Trong một số trường hợp, cơn giảm đau đáng kể, những người tham gia bị thuyết phục rằng họ phải dùng một loại thuốc thực sự. Ba người tham gia báo cáo rằng những viên thuốc giả “hoạt động tốt đến mức nó phải chứa một thứ gì đó.”

Sức mạnh của giả dược

Thuốc chỉ có đường có thực sự có khả năng chữa bệnh? Kaptchuk cho biết nó phức tạp hơn thế.

Ông nói, sự tương tác của chuyên gia y tế với bệnh nhân đóng một vai trò quan trọng, như hiệu quả giả dược cho thấy.

Nói một cách đơn giản, bác sĩ là thuốc. Y tá là thuốc. Các bác sỹ nắn khớp xương là thuốc. Họ không chỉ có thủ thuật. TED KAPTCHUK

“Nói một cách đơn giản, bác sĩ là thuốc. Y tá là thuốc. Các bác sỹ nắn khớp xương là thuốc. Họ không chỉ có thủ thuật,” Kaptchuk nói.

Một cuộc khảo sát năm 2008 cho thấy khoảng 50% mẫu đại diện gồm 679 bác sĩ nội khoa và bác sĩ thấp khớp đã cho bệnh nhân của họ dùng giả dược khi không có phương pháp điều trị hiệu quả. Họ làm như vậy vì phần lớn thời gian giả dược làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn, mặc dù chính sách của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ về giả dược nói rằng các bác sĩ chỉ có thể sử dụng giả dược để chẩn đoán hoặc điều trị nếu bệnh nhân được thông báo và đồng ý với việc sử dụng nó.

Ông nói: “Nó cho bạn biết liệu thuốc có thêm điều gì đó vào cách chăm sóc trong quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân hay không.”

Điều này làm nổi bật kết luận quan trọng nhất từ ​​nghiên cứu của Kaptchuk: y học không chỉ đơn thuần là thuốc, thủ thuật và phẫu thuật. Đó là về việc kích hoạt khả năng tự chữa lành mà tất cả mọi người đều có,” Kaptchuk nói

Nghiên cứu khác

Bốn nghiên cứu trước đó đã trực tiếp kiểm tra tác dụng của giả dược và tất cả đều chỉ ra rằng phương pháp này có lợi cho bệnh nhân.

Nghiên cứu tốt nhất trong số này là một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên đánh giá bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Giống như thử nghiệm được công bố gần đây về chứng đau lưng, nghiên cứu IBS cũng cho thấy những lợi ích đáng kể của giả dược so với không điều trị.

Kaptchuk vẫn muốn thấy những nghiên cứu này được nhân rộng với các quần thể lớn hơn và diễn ra trong một thời gian dài hơn. Ông hy vọng công việc của mình sẽ giúp các bác sĩ nhận ra rằng giả dược có thể hiệu quả ngay cả khi bệnh nhân hiểu điều gì đang xảy ra. 

Conan Milner
Trúc Đoàn
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn