Rèn luyện tinh thần vững chãi sẵn sàng đối mặt với đại dịch COVID-19

Nghiên cứu khoa học mới đây phát hiện rằng có một số người có những đặc điểm tính cách nhất định dường như có mức độ phòng vệ đặc biệt tốt trong thời điểm đại dịch khó khăn này.

Chúng ta mới chỉ vượt qua mốc một năm kể từ khi đại dịch bắt đầu; những ảnh hưởng lâu dài càng trở nên rõ ràng hơn. Virus Trung Cộng không chỉ cướp đi sinh mạng của 2 triệu người trên toàn thế giới mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của hàng tỷ người trên toàn cầu.

Rèn luyện tinh thần
Biến thể B.1.617 của Ấn Độ. (Ảnh: soyte.hanoi.gov.vn)

Một nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng là người dân Trung Quốc cho thấy ngay khi đại dịch xảy ra, thì đã có sự gia tăng các triệu chứng lo lắng, trầm cảm và căng thẳng. Những phản ứng này cũng diễn ra ở các quốc gia khác và tăng dần theo thời gian.

Ví dụ, một nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ cho thấy, cứ bốn người trưởng thành thì có một người mắc triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm, dẫn tới giấc ngủ kém chất lượng; cộng thêm hệ lụy của việc sử dụng rượu và chất kích thích gia tăng – khiến cho các vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng trở nên trầm trọng. 

Các nguyên nhân được tìm thấy bao gồm những lo lắng về sức khỏe, nỗi sợ hãi tử vong hoặc người thân bị bệnh, sự cô lập, kế hoạch du lịch và những hoạt động xã hội bị gián đoạn, thêm vào đó là tình trạng quá tải các  thông tin truyền thông.

Nghiên cứu cho thấy rằng tác động tâm lý của đại dịch dễ gây tổn thương đối với phụ nữ, học sinh, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền. 

Tuy vậy, nghiên cứu mới của chúng tôi cũng đã phát hiện rằng đối với một số người –  có những đặc điểm tính cách nhất định – dường như đã được cung cấp một mức độ phòng vệ trong thời điểm khó khăn này.

Thật vậy, có vẻ như “sự vững chãi về tinh thần (mental toughness)” đã giúp nhiều người tránh được những tác động xấu đến sức khỏe tâm thần đến từ đại dịch.

Rèn luyện tinh thần
Mạnh mẽ về thể chất giúp bạn khỏe mạnh, vững chãi về tinh thần giúp bạn thay đổi cuộc sống. (Ảnh: El Nariz/Shutterstock)

Thế nào là tinh thần vững chãi?

Tinh thần vững chãi không chỉ là sự kiên cường và khả năng kiểm soát trong những tình huống khó khăn. Nó liên quan đến trạng thái tâm lý tự tin và cam kết để thành công. Trong cuốn sách “Rèn luyện tinh thần vững chãi”, nhà tâm lý học Peter Clough mô tả tinh thần vững chãi là tập hợp những yếu tố sau:

  • Mức độ kiểm soát và cảm xúc đối với các vấn đề cuộc sống.
  • Cam kết để đạt được mục tiêu, bất chấp khó khăn.
  • Khả năng nhìn nhận khó khăn, thử thách là cơ hội để phát triển bản thân.
  • Không ngừng nỗ lực khi môi trường thay đổi.
  • Niềm tin vững chắc vào khả năng thành công, không lùi bước trước thất bại. 

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến mức độ vững chãi về tinh thần. Mặc dù nó có sự ảnh hưởng của  yếu tố di truyền, nhưng môi trường cá nhân cũng có liên quan. Ví dụ: những trải nghiệm tích cực, việc tham gia các chương trình huấn luyện sự vững chãi về tinh thần, đã cho thấy kết quả tích cực, giúp gia tăng sự cứng rắn hơn về tinh thần cho mọi người .

Tác dụng tích cực dễ dàng vượt qua thử thách và khó khăn

Tác dụng tích cực
Tác dụng tích cực dễ dàng vượt qua thử thách và khó khăn. (Ảnh Antonio Guillem/Shutterstock)

Nghiên cứu cho thấy những người có những đặc điểm này ít có khả năng phản ứng tiêu cực trong các tình huống căng thẳng và thể hiện kỹ năng đối phó tốt hơn. Vì vậy, chúng tôi muốn dựa trên những phát hiện này để tìm hiểu sự vững chãi về tinh thần có thể giúp ích cho con người như thế nào trong thời kỳ đại dịch.

Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy rằng các báo cáo về các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng cao hơn rõ rệt so với thời điểm trước COVID. Những người bị thất nghiệp làm hoặc công việc kinh doanh (bị ảnh hưởng) trong thời kỳ đại dịch có nhiều triệu chứng đau khổ hơn đáng kể.

Ngay cả những người đang phải đối mặt với thảm họa tạm thời cũng có thể  bị tác động tâm lý tiêu cực cao. Bởi vì tác động tâm lý của thất nghiệp vượt xa sự bất ổn về tài chính. Một công việc mang lại ý thức về mục đích và cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mọi người. Loại bỏ điều này vào thời điểm mà mọi người đang bị cô lập, tự do bị hạn chế càng làm gia tăng các cảm xúc tiêu cực.

Tuy nhiên, những người đạt điểm cao hơn trong bảng câu hỏi về độ vững chãi tinh thần cho thấy mức độ trầm cảm, lo lắng và căng thẳng của nhóm này thấp hơn. Điều này rất có thể là do những người này cảm thấy họ có khả năng kiểm soát tình hình tốt hơn, khả năng tập trung cao hơn khi bị căng thẳng và trang bị tinh thần tốt hơn để đối phó. Rất ít người có tính thần cứng rắn xuất hiện các triệu chứng trầm cảm.

Bạn nên làm gì

Nghiên cứu xác nhận hiệu quả của việc rèn luyện tinh thần vững chãi đang ở giai đoạn bắt đầu. Nhưng thông qua một khảo sát trên đối tượng các cầu thủ bóng đá Úc châu, người ta đã nhận thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của phương pháp huấn luyện như vậy trong tăng cường sự vững chãi về tinh thần.

Bất kỳ ai muốn cải thiện sự vững chãi về tinh thần, khởi đầu tốt nhất là xác định và khẳng định bản thân bằng các kỹ năng đồng thời duy trì một thái độ tích cực và nghiêm túc.

Đó là thư giãn, suy nghĩ tích cực, thiết lập mục tiêu và tạo động lực cho bản thân. Ví dụ như: những hành động nhất định phải hoàn thành mỗi ngày, đặt ra những mục tiêu cụ thể – có thể đạt được – cho một dự án hoặc điều gì đó bạn đang hướng tới. Và bạn nên đảm bảo rằng, thiền định hoặc thực hành các bài tập hít thở sâu nằm trong danh mục thực hiện hàng ngày.

Dara Mojtahedi là giảng viên tâm lý học tại Đại học Huddersfield ở Anh. Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên The Conversation.

Dara Mojtahedi
Trúc Bảo biên dịch

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn