Nguyên nhân và cách điều trị Hội chứng COVID kéo dài

Chuyên mục hỏi đáp với bác sĩ: Hội chứng hậu COVID-19 hay còn gọi là hội chứng COVID kéo dài là gì, và cách điều trị như thế nào?

Có từ 10% đến 80% người gặp hội chứng COVID kéo dài hoặc các di chứng hậu COVID-19. Những triệu chứng có thể tồn tại đến hàng tháng. Điều này cũng có nghĩa là 5 đến 40 triệu người trên thế giới có thể trải qua hội chứng hậu COVID hay COVID kéo dài.

Các triệu chứng dai dẳng có thể xuất hiện ở các bệnh nhân trong mọi lứa tuổi, bất kể có phải nhập viện hay không và ngay cả ở trẻ em vốn chỉ bị nhiễm COVID nhẹ. Ngoài ra, không có sự nhất trí rõ ràng về yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân gặp hội chứng COVID kéo dài, mặc dù một nghiên cứu của Mayo Clinic cho thấy 3/4 số người nhiễm COVID kéo dài là phụ nữ.

Các triệu chứng của hội chứng COVID kéo dài

Trong một bài tổng quan vào tháng 05/2021 trên trang Infectious Diseases (Bệnh truyền nhiễm), tác giả Shin J. Yong tóm tắt các tài liệu đã xuất bản cho đến nay về triệu chứng, sinh lý bệnh, yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị cho người mắc các triệu chứng bất thường hoặc kéo dài sau khi nhiễm COVID-19.

Tiến sĩ Yong nói, “Mặc dù định nghĩa chính xác về hội chứng COVID kéo dài có thể còn thiếu, nhưng các triệu chứng phổ biến nhất được đề cập trong nhiều nghiên cứu là chứng mệt mỏi và khó thở kéo dài hàng tháng sau khi nhiễm COVID-19 cấp tính.” Những triệu chứng khác ít đặc trưng hơn bao gồm các vấn đề về tư duy và xử lý thông tin, các triệu chứng tâm thần, đau đầu, đau nhức cơ, đau ngực và khớp, bất thường về khứu giác và vị giác, ho, rụng tóc, khó ngủ, thở khò khè, chảy mũi, ho ra đàm từ phổi, các vấn đề về tim và tiêu hóa.

Nguyên nhân và cách điều trị Hội chứng COVID kéo dài
(Ảnh: Shutterstock)

Điều thú vị là COVID-19 không phải là loại coronavirus đầu tiên gây ra các triệu chứng kéo dài như trên. Những người đã từng bị nhiễm các chủng virus gây bệnh MERS (Hội chứng hô hấp Trung Đông) và SARS (Hội chứng hô hấp cấp nghiêm trọng) cũng cho biết họ mắc các triệu chứng mệt mỏi, đau cơ, và suy giảm tinh thần trong một vài năm.

Với kinh nghiệm thu được từ sau khi tài liệu của Tiến sĩ Yong được công bố, Liên Liên minh FLCCC – đưa ra Phác đồ Phòng ngừa & Điều trị cho COVID-19 (FLCCC Alliance) và OneDayMD.com đã cung cấp một danh sách hoàn thiện hơn về các triệu chứng COVID kéo dài, liên quan nhiều hơn đến các hệ cơ quan trong cơ thể.

Sinh lý bệnh của hội chứng COVID kéo dài

Hội chứng COVID kéo dài có thể là do tổn thương mô trực tiếp, viêm dai dẳng do các hạt protein gai virus, rối loạn điều hoà hệ miễn dịch, hoặc gia tăng tình trạng tự miễn.

Liên minh FLCCC mô tả hội chứng hậu COVID-19 khá tương tự với hội chứng đáp ứng viêm kinh niên (CIRS) ở 25% số người tiếp xúc lâu dài với các loại nấm mốc gây hại trong nhà; hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), còn gọi là viêm cơ não tuỷ (ME) do nhiễm độc và nhiễm trùng; cũng như hội chứng kích hoạt tế bào mast (MCAS) thường đi kèm với tình trạng viêm toàn thân do một số nguyên nhân.

Báo cáo của Tiến sĩ Yong đã xem xét các nghiên cứu cho thấy xơ phổi (sẹo phổi) xuất hiện ở những người nhiễm COVID kéo dài có thể là do SARS-CoV-2 kích hoạt phản ứng viêm của tế bào mast (tế bào miễn dịch thường liên quan đến các triệu chứng dị ứng) và các tế bào miễn dịch khác ở bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Tiến sĩ Yong cũng mô tả cách tình trạng loạn khuẩn đường ruột ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 vẫn tồn tại sau khi mắc bệnh. Những bất thường về hệ vi sinh vật đường ruột trong nhiều loại bệnh đều có liên quan đến chứng viêm kinh niên. Tác động của vi khuẩn đường ruột đến các chất hóa học trong não bộ có thể là nguyên nhân dẫn đến một số triệu chứng thần kinh ở bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài.

Trang 46 – 47 trong tổng quan phác đồ của Liên minh FLCCC đã nêu ra bốn cơ chế sinh lý bệnh được tóm tắt từ các kiến thức khoa học hiện nay, giúp giải thích hội chứng hậu COVID-19:

  • Các tế bào miễn dịch trong phổi được gọi là đại thực bào có thể vẫn hoạt động để chống lại virus ngay cả khi virus không còn nữa. Đây có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hô hấp, ho liên tục, không thể tập thể dục vì khó thở.
  • Các tế bào miễn dịch khác được gọi là tế bào đơn nhân và tế bào microglia (một loại tế bào thần kinh đệm) có thể vẫn ở trong trạng thái hoạt hoá do sự tồn tại dai dẳng của các mảnh virus chết hoặc các mảnh vụn protein gai bên trong những tế bào này, từ đó kéo dài tình trạng viêm. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến cảm giác mệt mỏi, đau nhức, sương mù não, và đau khớp.
Nguyên nhân và cách điều trị Hội chứng COVID kéo dài
(Ảnh: Pexel)

  • Tổn thương mạch máu lớn và nhỏ với sự hình thành các cục máu đông và/hoặc phản ứng tấn công do hiện tượng tự miễn chống lại các protein não, có thể gây ra các triệu chứng thần kinh xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng.
  • Tế bào mast tồn tại ở khắp cơ thể, bao gồm cả não, có thể được kích hoạt và gây nên hội chứng kích hoạt tế bào mast (MCAS). Sương mù não, suy giảm nhận thức và mệt mỏi nói chung trong hội chứng COVID kéo dài có thể là do tình trạng viêm liên quan đến các tế bào mast ở não và mạch máu não.

Ngay từ tháng 06/2020, Bruce Patterson M.D., người từng là nhà nghiên cứu của Stanford, cho biết rằng ông đã xác định được nguyên nhân của “cơn bão cytokine” ở bệnh nhân COVID-19, sự gia tăng mạnh của các chất gây viêm, IL-6 huyết tương và CCL5 (RANTES). Tháng 06/2021, một bài viết mô tả những phát hiện của ông được công bố trên trang Frontiers in Immunology.

Bài viết thứ hai của Patterson và cộng sự, được xuất bản vào tháng 07/2021, cũng trên trang Frontiers in Immunology, đã chứng minh protein S1 của virus SARS-CoV-2 (một bộ phận của protein gai) tồn tại trong tế bào miễn dịch gọi là bạch cầu đơn nhân không cổ điển của bệnh nhân nhiễm COVID kéo dài trong tối đa 15 tháng sau đợt nhiễm đầu tiên. Theo Patterson, những bạch cầu đơn nhân này có thể gây viêm trên khắp cơ thể.

Bài viết đã làm rõ rằng protein S1 được tìm thấy trong những bệnh nhân này dưới dạng các mảnh vụn còn sót lại từ đợt nhiễm virus đầu tiên mà không phải là do sự phát triển và sao chép liên tục, kéo dài của virus. Vì vậy, ít có khả năng bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài có thể lây nhiễm sang những người khác. Thay vào đó, bằng chứng khoa học cho thấy hệ miễn dịch của những bệnh nhân này bị mắc kẹt trong tình trạng quá tải do phải tiết ra nhiều chất gây viêm để phản ứng với các mảnh vụn protein S1 vẫn còn tồn tại trong cơ thể.

Một bài viết trên trang Circulation Research được xuất bản vào tháng 03/2021 cho thấy rằng không cần đến các phần còn lại của virus, protein gai vẫn có thể gây viêm và phá hủy lớp tế bào nội mô hoặc lớp tế bào đáy của hệ thống mạch máu. Điều này dẫn đến sự phát triển của các cục máu đông, gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Nguyên nhân và cách điều trị Hội chứng COVID kéo dài
Cục máu đông là bệnh lý cơ bản gây ra tất cả các bệnh tim (Ảnh: Pixabay)

Trong cuộc phỏng vấn vào tháng 07/2021 với News Voice, tiến sĩ Robert Malone, người phát minh ra công nghệ mRNA, nói rằng protein gai “có khả năng điều khiển sinh học các tế bào lớp trong mạch máu – tế bào nội mô mạch máu, một phần thông qua sự tương tác với ACE-2 [thụ thể angiotensin-2] chịu trách nhiệm kiểm soát sự co bóp mạch máu, huyết áp,…”

Tiến sĩ Peter McCullough, tại Hội nghị thường niên lần thứ 78 của Hiệp hội Bác sĩ nội khoa và Bác sĩ phẫu thuật (Association of American Physicians and Surgeons) vào ngày 02/10/2021, đã mô tả protein gai là “một loại protein chết người.”

Vì vậy, có khả năng là một phần protein gai của virus SAR-CoV-2 hoặc các mảnh của protein này, chẳng hạn như S1, đã gây ra nhiều bệnh lý trong hội chứng COVID kéo dài. Protein gai và các mảnh vỡ có thể di chuyển trong cơ thể sau khi nhiễm bệnh, gây viêm và hình thành cục máu đông ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể khi bị tích tụ.

Chẩn đoán hội chứng COVID-19 kéo dài

Bài báo tổng quan của Tiến sĩ Yong mô tả cách những bệnh nhân mắc hậu di chứng COVID-19 có sự gia tăng các dấu hiệu viêm trong máu như protein phản ứng C; interleukin-6; ferritin; D-dimer cũng như giảm các tế bào bạch cầu lympho.

Patterson và cộng sự đã mô tả điểm đặc trưng của một nhóm các dấu hiệu viêm mà họ cảm thấy có thể giúp chẩn đoán hội chứng COVID kéo dài. Sau đó, phòng nghiên cứu sinh học Innovative Bioanalysis, bên hợp tác với công ty IncellDx của Patterson, đã phát triển bảng xét nghiệm Cytokine14 giúp chẩn đoán hội chứng COVID kéo dài. Để biết thêm thông tin về loại xét nghiệm này, vui lòng gửi email đến [email protected] hoặc gọi 1-949-922-3455.

Điều trị

Mục tiêu tổng thể của việc điều trị là ngăn chặn protein gai hoặc các mảnh vỡ của protein gai tương tác với các tế bào trong cơ thể, nhằm giảm phản ứng viêm toàn thân và hạ nhiệt, cân bằng sự hình thành và tiêu biến cục máu đông, loại bỏ fibrin dư thừa hoặc mảng bám giống như bùn trong mạch máu, cũng như các triệu chứng bệnh.

Các nhà nghiên cứu của Đức đã phát hiện ra rằng bồ công anh và vỏ quả lựu (không phải nước ép) ức chế các protein gai bằng cách ngăn chặn đoạn S1 liên kết với thụ thể ACE-2 trên bề mặt tế bào.

Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã phát hiện N-acetyl cysteine (NAC) có thể “giảm ái lực liên kết của protein gai với thụ thể ACE-2 gấp 3 lần.”

Một bài viết trên tạp chí Circulation Research mô tả cách tế bào nội mô (tế bào lót trong mạch máu), khi bị tổn thương do protein gai, có thể “được cứu sống bằng cách điều trị với N-acetyl-L-cysteine [NAC].”

Hội đồng Y tế Thế giới, một tổ chức phi lợi nhuận được hình thành từ “liên minh toàn cầu của các tổ chức tập trung vào sức khoẻ và các nhóm xã hội dân sự” đã xuất bản một hướng dẫn toàn diện bao gồm thông tin về các loại chất và liều lượng để giải độc protein gai, giảm viêm, và các vấn đề đông máu. Các lựa chọn bao gồm ivermectin, hydroxychloroquine, vitamin C, NAC, lá thông, lá xoan Ấn Độ, chiết xuất lá bồ công anh, trà thì là, trà hoa hồi, nhũ hương Ấn Độ, thì là đen, quercetin, nattokinase, và nhiều loại khác.

Nguyên nhân và cách điều trị Hội chứng COVID kéo dài
Xoan Ấn Độ (cây Neem). (Ảnh: Suresh Babu Guddanti từ Pixabay)

Ngoài các phác đồ điều trị COVID-19 mở rộng, Liên minh FLCCC còn có một phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài. Các liệu pháp này chủ yếu dựa vào các loại thuốc kê đơn thay thế, bao gồm ivermectin, prednisone, naltrexone liều thấp (LDN), acid béo omega-3, vitamin D, fluvoxamine, curcumin, melatonin,…

Tiến sĩ Patterson điều trị bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài với liệu trình 4-6 tuần gồm 3 loại thuốc:

  • Một là Maraviroc (một trong những loại thuốc dùng cho điều trị HIV), có tác dụng ngăn chặn bạch cầu đơn nhân di chuyển khắp cơ thể gây ra tổn thương.
  • Thứ hai là thuốc statin (làm giảm cholesterol), giúp ngăn chặn bạch cầu đơn nhân gắn vào các tế bào nội mô (lớp tế bào lót trong mạch máu).
  • Thứ ba là ivermectin, có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng và virus, đồng thời điều chỉnh hệ miễn dịch theo hướng tích cực.

Bác sĩ điều trị có thể kê đơn thuốc chống viêm không steroid hoặc thử các loại dược phẩm thay thế (NSAIDS) dùng trong điều trị hội chứng phản ứng viêm kinh niên (CIRS), hội chứng mệt mỏi kinh niên/viêm não tuỷ (CFS/ME), hội chứng nhịp tim nhanh khi đứng (POTS), và hội chứng kích hoạt tế bào mast (MCAS). Hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng các bài tập aerobic, các chương trình phục hồi thể chất, và các bài tập thở có thể giúp những bệnh nhân hậu COVID-19 hồi phục.

Trong kinh nghiệm thực hành y khoa của mình, tôi đã thành công trong điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài bằng cách kết hợp các enzyme tiêu cục máu đông và mảng bám [trên thành mạch máu], chống viêm bằng dinh dưỡng và thảo mộc, các loại thảo mộc có đặc tính kháng sinh, thực phẩm bổ sung, và dược phẩm. Đây là những phương thức tôi sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc các bệnh kinh niên như bệnh do bọ ve, bệnh do nấm mốc, độc hại từ môi trường, cục máu đông nhỏ hoặc tăng khả năng đông máu và các vấn đề liên quan đến thải độc do di truyền.

Tiến sĩ Corson lấy bằng bác sĩ y khoa tại đại học Y khoa Pennsylvania ở Philadelphia, PA vào năm 1982 và được chứng nhận về Y học Gia đình và Y học Toàn diện Tích hợp. Trong thời gian thực hành y tế ở Philadelphia, PA, cô dành toàn bộ thời gian của mình để điều trị cho bệnh nhân mắc các loại bệnh kinh niên. Năm 2008, tiến sĩ Corson đã tham gia Tổ chức Bác sĩ Chống Thu hoạch Nội tạng Cưỡng bức (DAFOH) để giúp nâng cao nhận thức về việc Trung Cộng cưỡng bức thu hoach nội tạng sống đối với các tù nhân lương tâm vô tội, chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công. Kể từ năm 2016, bà là tổng biên tập bản tin của DAFOH.

Vân Hi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn