Một vài cách để loại bỏ thói quen ăn đường 

Có câu nói rằng – ai nấy đều đang nói về đường, nhưng họ đang làm gì với nó? Tôi thật sự mong muốn rằng họ đang hành động để từ bỏ nó. Tại sao vậy?

Nói một cách ngắn gọn, đó là vì đường là một chất có khả năng phá hủy khủng khiếp, nhưng hầu hết mọi người đều ăn quá nhiều. Cụ thể hơn, hầu như mỗi ngày đều có nhiều nghiên cứu chứng minh điều mà cộng đồng y tế tối ưu luôn tin tưởng: đường đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển của nhiều căn bệnh quái ác đáng sợ nhất, có thể kể đến như bệnh tim, ung thư, tiểu đường, Alzheimer,… Thực tế, cơ thể cần một lượng đường nhỏ để hoạt động, nhưng trung bình người Mỹ đang ăn đường tính theo pound chứ không phải theo phân tử.

Một số ước tính cho thấy mức tiêu thụ đường trung bình của người trưởng thành là gần 130 pound mỗi năm — một con số đáng kinh ngạc đối với bất kỳ chất nào, lớn hơn nhiều so với những chất có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy chúng ta cần làm gì? Nói ngắn gọn: hãy loại bỏ đường — cuộc sống của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào điều này.

Vài mẹo giúp bạn loại bỏ thói quen ăn đường

Dưới đây là một vài ý tưởng về cách loại bỏ đường để bạn có thể sống một cuộc sống ngọt ngào trong nhiều năm tới.

Ăn nhiều bữa trong ngày. Ăn ba bữa chính và hai bữa ăn nhẹ hoặc năm bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Đối với nhiều người, nếu họ không ăn thường xuyên thì lượng đường trong máu giảm xuống, họ cảm thấy đói và dễ thèm đồ ăn vặt có đường.

Chọn thực phẩm dạng thô. Thực phẩm càng gần với dạng ban đầu thì lượng đường đã qua chế biến càng ít. Thực phẩm ở dạng tự nhiên, bao gồm trái cây và rau quả, thường không gây ra các vấn đề về chuyển hóa đối với cơ thể bình thường, đặc biệt là khi tiêu thụ nhiều loại.

Ăn sáng với protein, chất béo và dưỡng chất thực vật để bắt đầu một ngày mới của bạn. Sinh tố ăn sáng là lý tưởng cho việc này. Bữa sáng điển hình có đầy đủ carbs và thực phẩm có đường hoặc tinh bột là lựa chọn tồi tệ nhất, vì nó sẽ kích thích cảm giác thèm đường suốt thời gian còn lại trong ngày. Ăn một bữa sáng đầy đủ là điều cần thiết để ngăn chặn cảm giác thèm đường.

Cố gắng kết hợp protein và chất béo trong mỗi bữa ăn. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Hãy đảm bảo về nguồn gốc lành mạnh của chúng.

Thêm gia vị vào trong các món ăn. Rau mùi, quế, nhục đậu khấu, đinh hương và bạch đậu khấu sẽ làm ngọt tự nhiên món ăn của bạn và giảm cảm giác thèm ăn.

Uống bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất, acid béo omega 3vitamin D3 chất lượng cao. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể làm cảm giác thèm ăn tồi tệ hơn, và càng ít thiếu hụt chất dinh dưỡng thì càng giảm cảm giác thèm ăn. Một số chất dinh dưỡng dường như cải thiện được việc kiểm soát lượng đường trong máu, bao gồm crom, vitamin B3 và magie.

Vận động. Tập thể dục, khiêu vũ, tập yoga hoặc quét dọn. Bất kỳ hoạt động nào bạn thích cũng đều giúp giảm căng thẳng, tăng cường năng lượng và giảm nhu cầu về đường.

Ngủ đủ giấc. Khi mệt mỏi, chúng ta thường sử dụng đường nhằm cung cấp năng lượng chống lại sự kiệt sức.

Thực hiện chế độ ăn cai nghiện đường. Kinh nghiệm của tôi là khi thực hiện một chế độ cai nghiện đường, nó không chỉ giúp thiết lập lại sự thèm ăn mà còn làm giảm cảm giác thèm đường. Sau khi cơn thèm đường ban đầu qua đi, cơ thể chúng ta sẽ điều chỉnh và thậm chí chúng ta sẽ không muốn ăn đường nữa.

Hãy cởi mở để khám phá các vấn đề cảm xúc xung quanh chứng nghiện đường của bạn. Nhiều khi chúng ta thèm ăn đường nhiều hơn cho một nhu cầu tình cảm không được đáp ứng.

Bỏ đồ ăn nhẹ có đường ra khỏi nhà và văn phòng của bạn.Rất khó để ăn nhẹ những thứ không có ở đó. Bạn sẽ giảm bớt sự thèm ăn ngẫu hứng nếu bị yêu cầu phải đi đến cửa hàng.

Không thay thế đường bằng các chất làm ngọt nhân tạo. Điều này sẽ không làm thay đổi ham muốn đồ ngọt của bạn. Nếu bạn cần một chất tạo ngọt, hãy thử Stevia, nó tốt cho sức khỏe nhất.

Học cách đọc nhãn thực phẩm. Tự giáo dục bản thân về những gì bạn đang đưa vào cơ thể — mặc dù tôi khuyến khích bạn ăn càng ít thực phẩm có nhãn càng tốt. Danh sách các thành phần càng dài thì càng có nhiều khả năng đường có trong danh sách đó.

Kiểm tra số gam đường và chọn sản phẩm có ít đường nhất trong mỗi khẩu phần (1 thìa cà phê đường tương đương với 4 gam). Làm quen với thuật ngữ đường và nhận biết được tất cả những thứ sau đều là chất tạo ngọt: cây thùa, sirô ngô, đường ngô, sirô ngô giàu fructose, sucrose, dextrose, mật ong, đường mía, tinh thể mía, nước ép trái cây cô đặc, mật đường, lactose, dextrin, và nhiều thứ khác nữa.

Tránh loại đường ngụy trang. Hãy nhớ rằng hầu hết các loại carbohydrate “tạp” mà chúng ta tiêu thụ như bánh mì (bao gồm cả lúa mì nguyên hạt), bánh mì tròn và mì ống không thực sự tạp chút nào. Chúng thường được tinh chế hoặc hoạt động giống như đường trong cơ thể và cần phải tránh.

Tự làm cho bản thân sợ đường. Tình yêu của chúng ta với đường không chỉ là vấn đề tinh thần, vì có một yếu tố thể chất mạnh mẽ khiến chúng ta nghiện đường.

Điều đó nói rằng, một trong những cách để bắt đầu hành trình không đường của bạn là điều chỉnh lại cách bạn nghĩ về đường.

Đối xử với nó như một loại ma túy bất hợp pháp, một loại heroin hợp pháp, một thế lực đen tối cần phải tránh và một chất mà việc sử dụng nó dẫn đến hủy hoại thể chất.

Tiếp theo, hãy xem câu chuyện 60 phút “Đường có độc không?” của CBS — đó là một báo cáo có khả năng thay đổi cuộc sống cho bất kỳ ai cần thêm một chút động lực để giúp họ loại bỏ đường.

Đối với cơn thèm ăn cấp tính, hãy thử một trong số mẹo sau:

Uống L-Glutamine, 1000-2000 mg mỗi vài giờ nếu cần thiết. Acid amin này được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể, thường làm giảm cảm giác thèm đường khi não sử dụng để làm nhiên liệu.

Hãy “nghỉ ngơi và thở”.Tìm một nơi yên tĩnh, thoải mái và ngồi trong vài phút và tập trung vào hơi thở của bạn. Sau một vài phút như vậy, cảm giác thèm ăn sẽ qua đi.

Đánh lạc hướng bản thân. Nếu có thể, hãy đi dạo trong thiên nhiên. Cảm giác thèm ăn thường kéo dài tối đa từ 10 đến 20 phút. Nếu bạn có thể đánh lạc hướng bản thân bằng một thứ khác, cảm giác thèm ăn thường sẽ trôi qua. Bạn càng làm điều này nhiều, nó càng trở nên dễ dàng và cảm giác thèm ăn cũng dễ dàng giải quyết hơn.

Uống nhiều nước. Đôi khi uống nước lọc hoặc nước khoáng có thể giúp giảm cảm giác thèm đường. Ngoài ra, có lúc những gì chúng ta cảm nhận là thèm ăn thực chất là cảm giác khát.

Ăn một miếng trái cây. Nếu bạn nhượng bộ cảm giác thèm ăn của mình, ăn một miếng trái cây sẽ thỏa mãn cảm giác thèm ngọt và tốt cho sức khỏe hơn nhiều.

Tiến sĩ Frank Lipman là người sáng lập và là giám đốc của Trung tâm chăm sóc sức khỏe Eleven Eleven ở thành phố New York. Bài viết này được xuất bản lần đầu trên NaturalSavvy.com

Vân Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn