Mất ngủ lại dậy sớm, cô đã có một giấc ngủ ngon đến sáng nhờ một bài thuốc cổ

Chị Cúc vốn không phải là bệnh nhân của tôi. Mà là vào một lần đi du lịch được bạn bè giới thiệu mà chúng tôi quen biết nhau, chị Cúc đã 67 tuổi, là độ tuổi nghỉ hưu, nhưng có khi vẫn đi ra ngoài giúp đỡ việc kinh doanh siêu thị của gia đình. Cơ thể chị Cúc hơi gầy, nhìn vào trông có vẻ già hơn độ tuổi của chị.

Đó là vào dịp tết trung thu năm 2019, tiết trời trong xanh khí hậu mát mẻ. Sau một ngày mệt mỏi ngồi trên xe du lịch, đoàn du lịch của chúng tôi liên tiếp đi qua hai địa điểm danh lam thắng cảnh, mọi người đều rất mệt, về đến khách sạn mau chóng tắm rửa, 4 người phụ nữ nằm trên giường nói chuyện với nhau vẫn chưa ngủ, tôi quá mệt mỏi buồn ngủ nên đã đi vào giấc ngủ trước tiên, nghĩ rằng họ bốn người cùng ngủ chung một phòng ít nhiều sẽ gây ra tiếng động xáo trộn giấc ngủ, không ngờ là tôi lại ngủ một giấc đến sáng. Khi tôi thức dậy đứng lên, chị Cúc đã vệ sinh xong, hành lý cũng đã thu dọn xong, ngồi ở bên giường buồn bã. 

Tôi vẫy tay chào chị, “Chào buổi sáng! Chị Cúc, chị dậy sớm quá.”

“Mỗi ngày tôi đều thức dậy rất sớm, ngủ không ngon giấc.” Chị Cúc lúng túng giải thích, hóa ra chị Cúc đã bị mất ngủ nhiều năm nay, cũng đã đi khám bác sĩ, cũng thử dùng thuốc Trung Y để điều dưỡng cơ thể, nhưng hiệu quả cũng không được tốt. 

Vì sao người già ngủ không ngon giấc lại thường hay thức dậy sớm?

Trong sách “Hoàng đế nội kinh – 46 nghi vấn” có viết: “Người già nằm mà không ngủ được, người trẻ thì ngủ say không tỉnh dậy nổi, vì sao như vậy? Đó là vì người trẻ tuổi, cơ thể cường tráng khí huyết hưng thịnh, bắp thịt săn chắc, mạch máu vận hành trong cơ thể thông thuận, dinh khí và vệ khí vận hành bình thường, do đó dinh khí đầy đủ vào ban ngày, ban đêm ngủ ngon không tỉnh. Người già khí huyết suy nhược, bắp thịt không còn săn chắc, dinh khí và vệ khí bị xáo trộn, khiến dương khí không thể đủ vào ban ngày, cho nên ban đêm sẽ không ngủ được. Do đó, người già thường không ngủ được ngon giấc là vậy.”

Trong sách Hoàng Đế Nội Kinh: “Linh Khu – Tố Vấn” có viết: “Vệ khí ban ngày vận hành theo khí dương (bề mặt cơ thể), ban đêm thì vận hành theo khí âm (bên trong cơ thể và lục phủ ngũ tạng), âm là chủ về ban đêm, đêm là chủ về nằm ngủ”.”Nếu Dương khí cạn, âm khí thịnh, sẽ nhắm mắt mà không muốn mở; còn nếu âm khí cạn, dương khí thịnh, sẽ nằm mà không ngủ được.”

Nói cách khác, người già khí huyết suy nhược, dinh khí và vệ khí rối loạn, vệ khí ban ngày không theo dương, ban đêm không theo âm, khiến cho cơ thể ban ngày không có sức lực, ban đêm ngủ không ngon giấc.

Trong sách Hoàng Đế Nội Kinh “Kinh Linh Khu – chương Đại Hoặc Luận” có chỉ ra rằng: “Vệ khí (mạch máu lưu thông) nếu không đi vào dòng khí âm bên trong cơ thể, thì sẽ thường lưu lại tại dòng khí dương bên ngoài cơ thể. Khi đó khí dương sẽ tràn đầy sung mãn, khi khí dương sung mãn tức là dương thịnh, thì vệ khí sẽ không thể vận nhập vào dòng khí âm, tức là khí âm suy nhược, do đó mắt nhắm lại cũng không buồn ngủ là vậy.” Có thể thấy, sự vận hành cả ngày lẫn đêm của Dinh khí và vệ khí tựa như đồng hồ sinh học bên trong cơ thể con người, điều chỉnh chu kỳ ngủ và thức của cơ thể.

(1) Nếu Dinh khí và vệ khí bị rối loạn, mất đi trình tự vận hành của nó;

(2) Hoặc là âm huyết bị suy nhược thiếu hụt, thì khí dương không thể không tiến nhập vào khí âm, tất yếu sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, và biểu hiện của nó là mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

Chị Cúc bị chứng khó ngủ trong một thời gian dài, lại thường hay thức giấc vào lúc nửa đêm 1 giờ đến 3 giờ sáng, tâm tình phiền não cũng không nhắm mắt được, thậm chí là mở mắt tỉnh táo thức cho đến khi trời sáng. Mọi người thường thấy bóng dáng của chị Cúc, từ sớm khi trời vẫn còn sương mù chưa sáng thì chị đã xuất hiện trong công viên. Do bị thiếu ngủ lâu ngày, lại nghỉ ngơi không được tốt, khiến cơ thể mệt mỏi lười vận động, dẫn đến các triệu chứng đau lưng, nhức gót chân, miệng khô lưỡi đắng, sắc mặt hư nhược, mắt trũng sâu quầng thâm đen. Ngoài ra, cơ quan tiêu hóa và khả năng hấp thụ thức ăn hàng ngày của chị Cúc cũng tương đối kém, không còn cảm giác đói, kém ăn, trào ngược axit dạ dày. Thường hay khô miệng. Đi phân cứng, một ngày chỉ đi đại tiện một lần. Ban đêm cũng chỉ đi tiểu một lần.

Huyết mạch nóng, mạch cổ tay trái tả quan bị tách rời, xích mạch hư nhược (Thuật xem mạch trên cổ tay của Trung Y miêu tả trạng thái người bệnh). Màu lưỡi nhợt nhạt, trên lưỡi có lớp mỏng màu trắng, hai bên lưỡi có vết răng.

Thường thức dậy lúc 1 đến 3 giờ, chứng tỏ âm huyết đi vào gan không đủ

Phân tích theo từng trường hợp, giờ xấu là từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, và khoảng thời gian này là “kinh mạch gan đang vận hành”, tức là kinh mạch gan đang làm nhiệm vụ.

Trung Y giảng rằng “Gan là chủ nội tạng khí huyết”, tức là gan không chỉ dự trữ khí huyết, đồng thời còn thải khí độc ra khỏi cơ thể, gan hồi phục cho mắt, làm chủ gân mạch, là nắm giữ tinh hoa trong đó. Y học hiện nay cho rằng gan có thể giải độc, có chức năng tạo ra khí huyết, tạo máu.

Khi cơ thể nằm xuống, máu trở về gan. Đây là thời điểm kinh mạch gan vận hành, con người cần phải đi vào giấc ngủ sâu để hoàn thành nhiệm vụ giải độc và trao đổi chất của gan. Khi dương nhập âm thì sẽ tỉnh dậy, lúc này người bệnh tỉnh ngủ, chứng tỏ âm huyết vào gan không đủ, khí âm hư nhược mà không thể chứa có chứa khí dương nữa. Mắt khô, mệt mỏi cũng là triệu chứng của nó.

Trong “Hoàng đế Nội kinh” có viết: “Can vi bãi cực chi bản” Gan là nền tảng để ngăn chặn các triệu chứng rối loạn. (Chữ “Bãi”, đồng âm với chữ “bì” mệt mỏi, có quan hệ đến chức năng hoạt động của toàn cơ thể). “Bãi cực chi bản” nói rõ gan làm chủ quản cho hoạt động của gân cốt, giúp cơ thể dẻo dai chịu được mệt mỏi.

Trong sách “Kim quỹ yếu lược” có chỉ rõ “Khi thấy triệu chứng bệnh là do gan, liền biết gan truyền qua lá lách, khi đó triệu trứng sẽ thể hiện qua lá lách.” Ăn không ngon và trào ngược axit dạ dày là các triệu chứng của bệnh lá lách và dạ dày. Phân cứng là khí khô. Màu lưỡi nhợt nhạt, trên lưỡi có lớp mỏng màu trắng, hai bên lưỡi có vết răng, đó là do tỳ vị hư nhược, ẩm thấp.

Đau gót chân là do thận hư nhược, kinh tuyến mạch máu đi qua thận không đủ. Gan, lá lách và thận đều bị thiếu hụt. Nhưng âm huyết của gan suy nhược thiếu hụt mới là mâu thuẫn chủ yếu gây ra vấn đề.

Những người khí huyết không đủ, đặc biệt là gan thiếu máu thường ăn ngủ kém, máu không nuôi dưỡng được tim, ngủ không ngon giấc do phiền não, hay mơ và dậy sớm. Người mắc chứng bệnh này kinh mạch gan của họ (quan mạch cổ tay trái) thường biểu hiện hư yếu suy nhược, kinh mạch không ổn định, Trung Y gọi là chứng bệnh Vô Căn. Đối với việc thiếu máu khí âm mà không thể chứa khí dương, thì có thể sử dụng cây Sơn thù du để bồi bổ dưỡng âm huyết của gan và thận, nó tập trung vào việc nuôi dưỡng âm huyết của gan, nó có màu đỏ bồi bổ cho tim, do đó nó nuôi dưỡng âm huyết cho ba nội tạng tim gan thận.

Bài thuốc “Lai Phục Thang” giúp bà có một giấc ngủ ngon đến sáng.

Bài thuốc “Lai Phục Thang” gồm các vị thuốc:

  • Cây Sơn thù du tươi 30g
  • 15 gram mỗi loại: 
  • Nhân sâm phơi khô 
  • Cam thảo rang 
  • Long cốt (vị thuốc Trung y) 
  • Con hàu sống 
  • Phục linh
  • Bạch thược(vị thuốc Trung y) 
  • 20g mỗi loại: 
  • Cây tơ hồng vàng(vị thuốc Trung y)
  • Kê nội kim(vị thuốc Trung y)
  • Bạch truật(vị thuốc Trung y)

Bốc làm 5 thang thuốc, uống vào buổi sáng và buổi tối.

Trong bài thuốc gồm 4 vị nhân sâm phơi khô, cam thảo rang, bạch thuật, phục linh được gọi là Tứ quân tử thang, có công hiệu giúp: bồi bổ lá lách, loại bỏ bệnh thấp khớp, đổ mồ hôi tay chân (phong thấp.)

Sáng ngủ dậy miệng khô lưỡi đắng là do túi mật trong cơ thể người bị nhiệt nóng, bài thuốc thược dược cam thảo giúp túi mật hạ tuyến giáp nhiệt

Long cốt, hàu sống giúp : bổ thận tráng dương, bổ tinh khí, bồi dưỡng sinh lực.

Cây tơ hồng vàng giúp : Bồi bổ tinh khí của thận.

Bài thuốc trên giúp giấc ngủ được cải thiện sau khi uống, mỗi đêm thức giấc chỉ còn 1 lần, và cũng dễ đi vào giấc ngủ. Buổi sáng ngủ dậy cũng không còn cảm giác miệng khô lưỡi đắng, đi đại tiện vệ sinh một ngày ít nhất từ 1 đến 2 lần, số lượng phân thải ra nhiều, đầu tiên là phân khô sau sẽ là phân mềm. Tinh thần sinh lực chuyển biến tốt, tình trạng bị sưng phù trên mặt được cải thiện, có khi chảy nước mắt. Cũng không còn bị đau gót chân như trước.

Điều thú vị là sau khi kết thúc buổi khám bệnh, bệnh nhân hỏi: “Tôi có thể sử dụng phương thuốc này cho chồng tôi không? (Chồng chị cũng bị mất ngủ.) Bởi vì uống bài thuốc này giúp ngủ ngon.” Đương nhiên là không được rồi, Trung y là chuyên điều trị cho cơ thể người(giúp cơ thể người bệnh được điều hoà và hồi phục bình thường) chứ không phải dùng để trị bệnh (như thuốc tây chuyên nhắm vào các căn bệnh mà trị)!

Khi bài thuốc có hiệu quả, tôi tiếp tục chiểu theo liệu trình này điều trị cho chị Cúc, và đạt được hiệu quả rất tốt.

Bài thuốc điều trị từ thức ăn

Đối với chứng mất ngủ do gan thiếu máu và máu không nuôi dưỡng được tim, tôi xin giới thiệu một liệu pháp ăn uống có cùng tác dụng như uống thuốc:

Nguyên liệu

9g trái sơn thù du

6g hạt táo rang (tán nhuyễn thành bột). 

Cách dùng

Dùng sơn du nhục đun sôi với nước, hoà tan với nhân táo tàu, uống trong hai ba ngày, bệnh có thể được cải thiện.

Danh y nổi tiếng triều nhà Minh Liêu Hi Ung đã từng nói: Muốn bồi bổ máu khí huyết thì dùng nhân táo tàu (táo đỏ).

Chú ý 1: Xin không tự tiện sử dụng các bài thuốc, liệu pháp trong bài viết này, mà nên đi khám bác sĩ chuyên nghiệp để tìm hiểu tình trạng của từng người bệnh.

Chú ý 2: Bài thuốc “Lai Phục Thang” là do danh y Trương Tích Thuần vào cuối triều đại nhà Thanh tìm ra phối phương này. 

Thầy thuốc Trung Y Lê Kha
Phụ trách biên tập: Lí Thanh Phong ◇
Biên dịch chuyển ngữ: Hân Bình
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa Ngữ

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn