Lo lắng và chứng viêm có mối liên quan với nhau

Trọng tâm của phương pháp phòng ngừa COVID-19 của Hanscom là tăng cường chức năng miễn dịch thông qua việc giảm căng thẳng và lo lắng, và ông có những khuyến nghị rất cụ thể và chính xác về cách thực hiện điều này.

Tiến sĩ David Hanscom là một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, hiện ông đã ngừng công việc này để tập trung vào việc hướng dẫn mọi người các phương pháp chữa các chứng đau lưng mãn tính mà không cần phải phẫu thuật. Gần đây nhất, khi sống sót sau việc bị nhiễm COVID -19, ông đã hướng sự quan tâm của mình sang việc nâng cao nhận thức về việc phòng và chống COVID-19 và cách thức để giúp những người nhiễm bệnh có thể sống sót tốt hơn với loại virus này.

Từ lâu, chúng ta đã biết rằng với chế độ ăn uống, tập thể dục và các biện pháp can thiệp khác, bạn có thể giảm triệt để nguy cơ mắc COVID-19. 

Stress, đặc biệt là stress mãn tính trở nên rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nó có liên hệ chặt trẽ với sự lo lắng bất an và cả hai đều có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm. Viên nhiễm là một phản ứng miễn dịch hiệu quả để chữa lành bệnh tật và chấn thương, nhưng nó lại khiến cơ thể suy kiệt và dễ bị tổn thương khi phản ứng này trở nên quá mức.

Các chất hóa học phát sinh trong cơ thể bạn do chu kỳ phản ứng viêm mạn tính do căng thẳng có ảnh hưởng sâu sắc đến bệnh tật, đau đớn và khả năng phục hồi của bạn.

Ông Hanscom giải thích, đau đớn thường là triệu chứng của căng thẳng và lo lắng. “Bạn cần cảm giác an toàn. Khi bạn cảm thấy an toàn, có một sự thay đổi sâu sắc trong hoạt động của các chất hóa học diễn ra trong cơ thể bạn. Cơ thể bạn đang chuyển từ các chất gây viêm nhiễm như adrenaline, cortisol, histamin và cytokine sang các hormone và hợp chất chống viêm như hormon tăng trưởng dopamine, serotonin và GABA –một cách đáng kinh ngạc. Vì vậy, một sự thay đổi sâu sắc các chất hóa học trong cơ thể diễn ra và cơn đau của mọi người biến mất. Họ không chỉ kiểm soát được sự đau đớn. Mà cơn đau cũng biến mất.”

Về bản chất, cơ thể bạn có hai trạng thái sinh hóa. Một dựa trên stress và viêm nhiễm, và một dựa trên sự thư giãn và phục hồi.Trạng thái đầu tiên giúp bạn sống sót trong cơn khủng hoảng — nhưng có thể giết chết bạn từ từ nếu nó tiến triển không ngừng.

Cytokine, lo lắng, đau và chức năng miễn dịch kém

Cytokine là những protein nhỏ có nhiệm vụ điều hòa các mô khác nhau. Có cả các cytokine gây viêm và chống viêm. Cytokine có liên quan cụ thể đến COVID-19, vì chúng có vai trò điều hòa chức năng hệ thống miễn dịch của bạn.

Bằng cách giảm hoặc giải quyết căng thẳng và lo lắng, bạn đang làm giảm lượng cytokine gây viêm, do đó cho phép hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn.“Cytokine có ở khắp mọi nơi. Mỗi tế bào trong cơ thể đều có cytokine. Đó là cách chúng giao tiếp với nhau, ”Hanscom nói.

Ông sử dụng các tế bào thần kinh đệm trong não làm ví dụ. Các tế bào này không tạo ra các xung điện như tế bào thần kinh, nhưng chúng tạo ra các cytokine. Tế bào thần kinh đệm có nhiệm vụ giúp giữ trạng thái cân bằng nội môi, cơ thể bạn duy trì trạng thái ổn định bất chấp những thay đổi của môi trường. Nếu các tế bào này tạo ra quá nhiều cytokine gây viêm, tác động có thể rất đáng kể.

Hanscom cho biết các tế bào biểu mô cũng tạo ra các cytokine. Các tế bào này nằm trong thành mạch máu và tạo ra một hàng rào có thể thẩm thấu và hàng rào máu não.

Tóm lại, phản ứng căng thẳng của bạn ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể theo nhiều cách. Viêm nhiễm do căng thẳng có vai trò nền tảng trong các bệnh phổ biến nhất hiện nay. Đây là điều mà Hanscom muốn nhiều người hiểu hơn.

“Khi bạn có một mối đe dọa – các bác sĩ phẫu thuật thường nghĩ về việc sẽ căng cơ, đổ mồ hôi và nhịp tim – còn đối với chúng tôi đó là phản ứng của mối đe dọa, chứ không phải sự an toàn như khi bạn thư giãn. Những gì tôi không nhận ra là mối đe dọa kích hoạt hệ thống miễn dịch, và ‘mối đe dọa’ là từ rất nhiều thứ. Đó là virus, vi khuẩn, tế bào ung thư, kẻ bắt nạt, ông chủ khó tính, và cả những thứ như suy nghĩ, cảm xúc và những tình cảm bị kìm nén của bạn, ”Hanscom nói. “Khoa học thần kinh đã cho chúng ta thấy rằng những suy nghĩ và cảm xúc đó được xử lý trong não giống như một mối đe dọa thể chất. Clawson nói rằng mọi căn bệnh thoái hóa đều giống nhau. Nói cách khác, chúng ta biết rằng bệnh tim, bệnh sa sút trí tuệ não mạch, bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn, béo phì, Parkinson và Alzheimer chỉ là những ví dụ về rối loạn viêm nhiễm. Tất cả đều là chứng viêm nhiễm.”

Lo lắng là một triệu chứng của viêm nhiễm

Cơ thể của bạn vô cùng phức tạp, với các hệ thống phức tạp quản lý các chức năng vô tận, từ biến thức ăn thành năng lượng tế bào đến lập trình các phản ứng bệnh tật thành hệ thống miễn dịch để sử dụng trong tương lai chống lại mầm bệnh quay trở lại.

Các hệ thống này hoạt động hoà hợp để tạo nên một sự cân bằng chuẩn xác. Chúng điều chỉnh cách cơ thể bạn xử lý những thứ như chức năng của các cơ quan và sự trao đổi chất. Khi các hệ thống này không thể điều chỉnh và trở nên mất kiểm soát, hậu quả có thể xảy ra ngay lập tức và rất nghiêm trọng.

Khi hệ thống thần kinh tự chủ của bạn trở nên rối loạn, bạn có thể thay đổi từ cảm giác khỏe mạnh một ngày nào đó sang cơn hoảng sợ bất thường vào hôm sau. Viêm nhiễm phản ứng chủ yếu khi hệ thống này trở nên mất kiểm soát đối với con người ngày nay. 

mối liên hệ giữa chứng viêm và lo lắng
Khi hệ thống thần kinh tự chủ của bạn trở nên rối loạn, bạn có thể thay đổi từ cảm giác khỏe mạnh một ngày nào đó sang cơn hoảng sợ bất thường vào hôm sau. Viêm nhiễm phản ứng chủ yếu khi hệ thống này trở nên mất kiểm soát đối với con người ngày nay. (Ảnh pixabay)

Chỉ xem tin tức cũng có thể tạo ra căng thẳng, và căng thẳng này sẽ kích hoạt chứng viêm. Và các quá trình sinh hóa trong phản ứng căng thẳng này cũng tạo ra những cảm giác.

Hanscom cho biết: “Mối đe dọa tạo ra phản ứng cơ thể, bao gồm hệ thống miễn dịch của bạn và cảm giác được tạo ra bởi adrenaline và cortisol và các cytokine gây viêm này, đó là cảm giác lo lắng.” 

Do yếu tố sinh lý xảy ra mạnh mẽ đối với sự lo lắng, Hanscom nhấn mạnh sự cần thiết của phản ứng sinh lý.

“Cách bạn giảm bớt lo lắng chỉ đơn giản là giảm phản ứng căng thẳng. Và bạn làm điều đó thông qua các biện pháp trực tiếp: suy nghĩ tích cực, thiền định, thư giãn, chế độ ăn uống chống viêm nhiễm. Chế độ ăn uống chống viêm trở thành một phương pháp xử lý rất hiệu quả”.

Phần lớn chế độ ăn uống hiện đại gây ra chứng viêm nhiễm. Đó là bởi vì hóa chất của thực phẩm không được coi là chất bổ dưỡng cho cơ thể của bạn. Khi bạn ăn thực phẩm chế biến sẵn có chứa thuốc trừ sâu độc hại, chất bảo quản hóa học và chất điều vị, cơ thể bạn sẽ tiếp nhận chúng như một mối đe dọa cần phải được xử lý.

Hanscom nói: “Điều gì sẽ xảy ra khi bạn luôn sống trong những mối đe dọa thường xuyên, cũng đồng nghĩa với việc bị viêm nhiễm, bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, các tế bào viêm nhiễm này bắt đầu phá hủy cơ thể bạn. “Thông điệp lớn nhất mà tôi muốn đưa ra [rằng] lo lắng là một phản ứng sinh lý đối với một mối đe dọa. Toàn bộ cơ thể của bạn đang phản ứng. Bạn cần giảm lo lắng, giảm cytokine, giảm phản ứng căng thẳng. Một lần nữa nhắc lại rằng, nếu cơ thể bạn bị viêm, bạn sẽ cảm thấy lo lắng ”.

Đôi khi mối đe dọa đó là do bạn tự tạo ra. Đó là hệ quả của những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại và quan điểm lệch lạc. Theo nghĩa đó, có một yếu tố tinh thần, nhưng quan điểm của Hanscom là tình trạng viêm nhiễm mãn tính của bạn cũng đang tạo ra một tình trạng sinh lý và tâm lý.

Liên quan đến chế độ ăn uống, có một số lý do khiến thực phẩm chế biến sẵn gây nên tình trạng viêm nhiễm. Đối với người mới bắt đầu, họ có xu hướng tiêu thụ rất cao carbohydrate tinh chế, khi tiêu thụ quá mức, sẽ gây ra kháng insulin, do đó làm tăng sản xuất cytokine gây viêm và làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 của bạn. Chúng cũng chứa nhiều dầu thực vật omega-6 được chế biến công nghiệp, cũng là chất gây viêm nhiễm. Lượng đường dư thừa cũng góp phần gây các bệnh viêm nhiễm. 

Giảm viêm nhiễm cải thiện khả năng chống lại COVID-19

Theo Hanscom, việc loại bỏ mối đe dọa và tạo cảm giác an toàn không chỉ làm giảm các dấu hiệu viêm và loại bỏ cơn đau mà còn cải thiện khả năng phản ứng thích hợp của hệ thống miễn dịch của bạn để chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài, có thể là SARS-CoV-2 hoặc bất kỳ mầm bệnh nào khác.

“Tất nhiên, vi rút là mối đe dọa, [và] bạn muốn hệ thống miễn dịch của mình sẽ chống lại được nó. Phần lớn mọi người chống lại virus rất nhanh chóng, nhưng ai cũng biết, yếu tố chủ yếu phải được xem xét, là hầu hết mọi người chết vì COVID-19 đều có ‘những yếu tố rủi ro cao’ [và] một trong số các nguy cơ này đã làm tăng các dấu hiệu viêm, ”ông nói.

“Ý tưởng là, nếu bạn chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình và giảm các dấu hiệu viêm nhiễm đó, thì chúng ta sẽ có sự gia tăng cytokine bình thường này. Nói cách khác, các cytokine là lớp bảo vệ của bạn chống lại virus. Bình thường chúng ta có mức tăng cytokine này vẫn ở dưới ngưỡng đó.

“Nếu bạn đạt đến một ngưỡng nhất định, phản ứng viêm sẽ trở nên quá mạnh, và bạn sẽ khiến dịch phổi bị tràn ra ngoài. Bạn chết chìm trong đám chất lỏng của chính mình, bởi vì mọi thứ đều bị viêm. Hầu hết mọi người đã qua đời vì COVID-19 đều có một số yếu tố nguy cơ khiến quá trình viêm nhiễm này không thể kiểm soát được. “

Dây Thần kinh Phế Vị

Dây thần kinh phế vị, dây thần kinh sọ thứ 10, là phần chính của hệ thần kinh phó giao cảm. Nó hoạt động như một cái phanh trên hệ thần kinh giao cảm của bạn. Hệ thống thần kinh giao cảm của bạn được kích hoạt để phản ứng với các mối đe dọa và,kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Hệ thần kinh phó giao cảm của bạn được kích hoạt thông qua phản ứng thư giãn và chịu trách nhiệm cho các hoạt động “nghỉ ngơi và tiêu hóa”. 

“Dây thần kinh phế vị quan sát được tất cả những gì xâm nhập vào và nó quyết định những gì cần làm với cơ thể bạn. Có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất, hệ thống nội tiết, lượng đường trong máu của bạn, và các cytokine. “

Dây thần kinh phế vị cũng được kết nối với cơ mặt và cổ của bạn, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện trên khuôn mặt, một thành phần quan trọng trong cách chúng ta giao tiếp. Hanscom cho biết yếu tố này trở nên quan trọng hơn trong điều kiện đại dịch hiện nay.

“Theo bản năng, chúng ta là một loài cạnh tranh; chúng ta muốn sống sót. Khi tôi đến gần bạn, tôi nhìn vào biểu hiện trên khuôn mặt của bạn, bạn nhìn vào biểu hiện trên khuôn mặt tôi và chúng ta thực hiện cái gọi là điều hoà cốt lõi, giúp làm dịu hệ thống thần kinh tự chủ. Vấn đề với COVID-19 là chúng ta đeo khẩu trang. Chúng ta không thể nhìn thấy khuôn mặt của nhau và chúng ta bị cô lập về mặt xã hội.

Điều hoà cốt lõi (coregulation) liên quan tới một quá trình tâm lý gây ra bởi các khía cạnh sinh lý. Ở cấp độ xã hội, đó là quá trình định hình môi trường xã hội của bạn. Quá trình xã hội này có các chiều kích sinh lý. Giống như việc bạn ở giữa một đám đông giận giữ có thể khuấy động phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy của bạn, việc nhìn thấy một khuôn mặt tốt bụng có thể khuấy động phản ứng thư giãn và tiêu hoá của bạn. 

“ Điều xảy ra là, khi bạn bị đe dọa thường xuyên, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ hoạt động. Sau đó, mọi người trở nên cô lập về mặt xã hội, điều này cũng kích hoạt hệ thống miễn dịch nhiều hơn. Bạn không thể điều tiết được, bạn bị cô lập xã hội, sự dẫn truyền thần kinh của bạn tăng gấp đôi, bạn thấy cơn đau nhiều hơn và khi phản ứng tự chủ này được duy trì, sẽ có hơn 30 triệu chứng thể chất xảy ra,” ông nói.

“Căng thẳng không phải là vấn đề. Đây là phản ứng sinh lý đối với mối đe dọa. Và cách bạn làm dịu đi sự lo lắng chỉ đơn giản là giảm phản ứng hóa học của cơ thể. “

“Khi tôi thực hiện chánh niệm, tôi thực sự đang trực tiếp làm giảm cytokine. Đó không phải là vấn đề tâm lý, mà nó ảnh hưởng thực sự trên cơ thể tôi. Điều tương tự với chế độ ăn uống. Khi bạn có thể liên kết những thứ như chế độ ăn uống, thư giãn và làm dịu hệ thần kinh với các cytokine gây viêm của bạn, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. ”

mối liên hệ giữa chứng viêm với lo lắng
“Khi tôi thực hiện chánh niệm, tôi thực sự đang trực tiếp làm giảm cytokine. Đó không phải là vấn đề tâm lý, mà nó ảnh hưởng thực sự trên cơ thể tôi. Điều tương tự với chế độ ăn uống. Khi bạn có thể liên kết những thứ như chế độ ăn uống, thư giãn và làm dịu hệ thần kinh với các cytokine gây viêm của bạn, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. (Ảnh Fotolio)

Hanscom ghi nhận phần lớn sự hiểu biết của mình về quá trình này cho công trình do Stephen Porges thực hiện. Hanscom đã phát triển một nhóm làm việc họp mỗi tuần một lần để thảo luận và chia sẻ thông tin. Porges, một nhà khoa học thần kinh hành vi, người đã phát triển lý thuyết đa sắc, và Tiến sĩ David Clawson, một bác sĩ chuyên khoa về chân, người rất hiểu biết về cytokines, đều là thành viên. 

Làm thế nào để kích hoạt phản ứng thư giãn và giảm viêm

Vậy thì, làm thế nào để bạn kích hoạt phản ứng phế vị này để tạo ra sự thư giãn và giảm các dấu hiệu viêm nhiễm ? Hanscom đề xuất một số chiến lược để làm điều này, bao gồm những điều sau:

Viết ra những điều bạn cảm nhận: Nghiên cứu cho thấy viết ra những biểu cảm sẽ làm giảm tải lượng vi rút và các dấu hiệu viêm. Cách thực hiện: Đơn giản chỉ cần viết ra suy nghĩ của bạn. Hanscom ủng hộ việc xé giấy khi bạn làm xong.

“Bạn không thể thoát khỏi suy nghĩ của mình, nhưng bạn có thể tách khỏi chúng. Bạn xé chúng ra vì hai lý do. Một là viết một cách tự do, tích cực hay tiêu cực, ”anh nói.

“Điều thứ hai, quan trọng hơn, là không phân tích những điều này, bởi vì chúng chỉ là suy nghĩ. Nếu bạn phân tích và cố gắng sửa chữa chúng, sự thật là bạn lại đang khiến chúng trở nên mạnh hơn. Những gì bạn đang cố gắng làm là kích thích tính linh hoạt thần kinh [thông qua] nhận thức, phân tách, sau đó chuyển hướng. “

Giấc ngủ chất lượng: Với nhiều mẹo vặt để ngủ ngon, bạn hãy xem bài viết “Tại sao giấc ngủ quan trọng và 50 cách để cải thiện giấc ngủ” ( “Sleep — Why You Need It and 50 Ways to Improve It”) tại Mercola.com.

Thực hành sự Tha thứ: Thuốc giải độc cho sự lo lắng là kiểm soát. Nếu bạn mất kiểm soát, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone căng thẳng, nhiều cytokine hơn, gây ra sự tức giận và lo lắng. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Pain ( Hành trình của nỗi đau) năm 2004, các nhà nghiên cứu đã liên kết tình trạng cố chấp không thể tha thứ với chứng đau lưng mãn tính.

Hanscom cho biết hầu hết những người bị đau mãn tính đã không từ bỏ hoàn cảnh gây ra vấn đề ngay từ đầu.

Hanscom nói: “Thật thú vị, người mà họ không thể tha thứ lại là chính mình.”

“Chúng tôi thấy rằng trong quá trình chữa lành này, sự tức giận và sự tha thứ luôn là điểm đến hạn. Khi bạn tức giận hoặc phát hỏa, bạn luôn ở trong tình trạng bị đe dọa. Khi bạn bị mắc kẹt bởi bất cứ điều gì, đặc biệt là cơn đau mãn tính hoặc bị mắc kẹt trong nhà do COVID, bạn sẽ thất vọng. Chà, điều đó đã tạo ra các cytokine gây nên tình trạng viêm nhiễm của bạn.”

Nhịn ăn gián đoạn: Có một số cách để thực hiện kiểu ăn uống hạn chế thời gian này. Một số lịch trình phổ biến nhất được tóm tắt trong bài viết “Nhịn ăn ngắt quãng có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường” trên Mercola.com. Một trong những cách đơn giản nhất là hạn chế việc ăn uống của bạn trong khoảng thời gian từ sáu đến tám giờ mỗi ngày, đảm bảo rằng bạn ăn bữa ăn cuối cùng ít nhất ba giờ trước khi đi ngủ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hạn chế thời gian ăn uống sẽ làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm của bạn.

Xeton ngoại sinh: Trong khi thực hành hạn chế thời gian ăn uống và nhịn ăn gián đoạn sẽ thúc đẩy sản xuất xeton của bạn, bạn cũng có thể sử dụng chất bổ sung xeton. Xeton xúc tác các con đường trao đổi chất giúp giảm viêm. Ví dụ, chúng ức chế NLRP3 gây bệnh và kích hoạt NRF2.

Theo Hanscom, vi rút cũng không thích xeton, chúng thích đường. Xeton có thể giúp giảm sự nhân lên của virus. Nhóm làm việc của ông đã phát triển một quy trình dinh dưỡng mà họ tin là cần thiết khi chúng ta đối mặt với đại dịch. Giao thức này ảnh hưởng đến mọi bước của giai đoạn virus.

“Liên quan đến COVID-19, bạn phải bổ sung vitamin B và C. Vitamin D là một vấn đề lớn. Nó là loại vitamin mà mọi người thiếu hụt số 1 trên thế giới. Và sau đó bạn phải bổ sung kẽm và magiê để các enzym của bạn hoạt động, ” ông nói.

Các cách đơn giản khác để kích hoạt dây thần kinh phế vị của bạn, từ đó kích hoạt phản ứng thư giãn và giảm các dấu hiệu viêm bao gồm: bài tập thở sâu, chánh niệm, thiền, thư giãn, ngâm nga, âm nhạc dịu dàng và châm cứu.

mối liên quan giữa viêm với lo lắng
Các cách đơn giản khác để kích hoạt dây thần kinh phế vị của bạn, từ đó kích hoạt phản ứng thư giãn và giảm các dấu hiệu viêm bao gồm: bài tập thở sâu, âm nhạc dịu dàng và châm cứu….(Ảnh pixabay)

Để tìm hiểu thêm, hãy nhớ đọc kỹ sách hướng dẫn “Sống sót và Thịnh vượng” của Hanscom, có trên BackInControl.com. Tại đó, bạn cũng có thể tìm thấy các hướng dẫn miễn phí giải thích cách viết biểu cảm và các hướng dẫn điều trị đau khác.

Hanscom cũng là tác giả của cuốn sách “Bạn có thực sự cần phẫu thuật cột sống không?” có sẵn tại hiệu sách địa phương của bạn hoặc trực tuyến.

Hanscom cũng đang trong quá trình phát hành một ứng dụng dựa trên đăng ký, có tên là DOCjourney, được thiết kế để giúp bạn giải quyết cơn đau mãn tính mà không cần phẫu thuật. DOC là viết tắt của “hướng dẫn bạn tự chăm sóc chính mình”. Đăng ký bao gồm huấn luyện nhóm ảo, hội thảo trực tiếp, nội dung độc quyền, v.v.

“Ứng dụng sẽ đưa bạn qua các bước của công việc mà chúng tôi gọi là công việc làm dịu mọi thứ, thở, v.v. Nó rất ngắn gọn và tôi nghĩ điều gì đó sẽ rất hiệu quả, ”Hanscom nói.

Để biết thêm chi tiết về các cách thức của Hanscom để chống lại cơn đau, hãy nghe cuộc phỏng vấn hoặc đọc qua bản ghi tại Mercola.com.

Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại một trong những thông điệp chính mà Hanscom đã nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn này, đó là “lo lắng là một phản ứng sinh lý đối với một mối đe dọa. Nếu cơ thể bạn bị viêm nhiễm, bạn sẽ cảm thấy lo lắng ”. Và, đó là câu trả lời, không chỉ cho lo lắng, căng thẳng và đau đớn mà còn cho sức khỏe hệ thống miễn dịch nói chung, để thực hiện chiến lược làm giảm phản ứng căng thẳng, hãy khiến bạn cảm thấy an toàn và ở mức viêm nhiễm thấp hơn. 

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập trang Mercola.com. Ông là một bác sĩ chỉnh hình xương, là tác giả có đầu sách bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Mercola.com

Joseph Mercola biên tập
Thuần Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn