Kẽm có thể hỗ trợ hệ miễn dịch của bạn

Các vai trò của kẽm đã được xem xét kĩ lưỡng hơn khi các nhà nghiên cứu tìm kiếm phương pháp điều trị COVID-19.

Kẽm cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại sự mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh, làm trung gian cho các tế bào diệt tự nhiên, hoạt hóa các tế bào lympho T, điều hòa hoạt động đại thực bào và là trung tâm của quá trình sao chép ADN.

Bạn có ít nhất 300 enzym cần kẽm để hoạt động bình thường.

Các bằng chứng cho thấy kẽm giúp bảo vệ cơ thể khỏi COVID-19 bằng cách làm suy giảm sự nhân lên của virus trong tế bào, hỗ trợ sự phát triển và chức năng của lông chuyển trong hệ hô hấp, đồng thời cải thiện hàng rào biểu mô đường hô hấp.

Cảm lạnh do virus corona

Các Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật đã xác định một số loại virus corona phổ biến gây các bệnh đường hô hấp trên ở người, như cảm lạnh thông thường. Mặc dù cảm lạnh thường nhẹ, nhưng nó là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các lần khám bệnh tại phòng khám hàng năm.

Cảm lạnh có thể kéo dài một tuần, nhưng có thể lâu hơn ở trẻ em và người cao tuổi. Các triệu chứng của cảm lạnh bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, nhức đầu và đôi khi là sốt. Một số triệu chứng tương tự như bệnh cúm, nhưng chúng thường nặng hơn, bao gồm cả sốt và cơ thể ớn lạnh.

Chỉ sau công trình của Tiến sĩ Ananda Prasad được công bố vào những năm 1970, kẽm mới được thừa nhận là một khoáng chất thiết yếu. Một thập kỷ trước đó, Tiến sĩ Prasad đã nghiên cứu những nam thanh niên ở Ai Cập không thể đạt chiều cao bình thường khi lớn lên so với tuổi của họ.

Sau khi bổ sung kẽm, những thanh niên đã “cao lên đáng kể.” Vào những năm 1970, Viện Hàn lâm khoa học Quốc Gia đã thừa nhận kẽm là một khoáng chất cơ bản đối với nhiều khía cạnh của sức khỏe. Tiến sĩ Prasad đã hợp tác với một nhà khoa học từ Đại học Michigan để chứng minh rằng kẽm có ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch.

Việc nghiên cứu trong thập kỷ qua đã xác định vai trò quan trọng của kẽm trong việc giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một phân tích gộp được công bố vào năm 2017 đã cho thấy những người bổ sung kẽm từ 80 đến 92mg mỗi ngày vào lúc bắt đầu có các triệu chứng cảm lạnh giảm được 33% thời gian bị cảm.

Mặc dù nghiên cứu đã chứng minh ảnh hưởng tích cực đáng kể của kẽm đối với hệ thống miễn dịch và việc giảm thiểu các nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi những virus gây cảm lạnh thông thường. Nhưng hơn thế nữa, nghiên cứu vào năm 2020 đã chứng minh rằng kẽm rất quan trọng đối với chức năng của hệ thống miễn dịch và sự thiếu hụt kẽm có thể liên quan đến những người mắc COVID-19 nặng.

Kẽm rất quan trọng để hệ thống miễn dịch phát triển

Từ những năm 1970, các nhà khoa học đã khám phá ra một số sự thật về kẽm và cách mà kẽm đóng vai trò trung tâm trong hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể bạn, đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng vết thương hay bệnh mạn tính.

Các nhà nghiên cứu đã dành nhiều thập kỷ để nghiên cứu các phương thức khác nhau giúp bạn có thể cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch của mình. Các chất dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch, và một trong số đó là kẽm.

Điều trị sớm và ngoại trú từ tổ chức Front Line COVID-19 Critical Care Alliance, cũng như phác đồ được khuyến cáo và kê đơn bởi Tiến sĩ Vladimir Zelenko, đều có chứa kẽm. Tiến sĩ Zelenko đã lập nên một website để tạo điều kiện cho việc tìm kiếm dữ liệu y tế trong cộng đồng từ các bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu trên khắp thế giới.

Có những học giả cũng ủng hộ những nỗ lực của Tiến sĩ Zelenko, bao gồm một số người ở Đại học Texas, nơi có trang web để tải về mô tả lịch sử và các trích dẫn của Phác đồ Zelenko. Tiến sĩ Zelenko và các bác sĩ của Front Line đã sử dụng kiến ​​thức về mối liên hệ giữa kẽm và hệ thống miễn dịch để phát triển các phác đồ thành công của họ. Dữ liệu đã chỉ ra rằng:

  • Những người thiếu kẽm sẽ tăng tính mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh, kể cả qua hàng rào bảo vệ là lớp da.
  • Kẽm làm trung gian miễn dịch không đặc hiệu, bao gồm các tế bào diệt tự nhiên và bạch cầu trung tính.
  • Thiếu kẽm làm ngăn cản sự hoạt hóa tế bào lympho T, sản xuất cytokine Th1 và khả năng hỗ trợ của tế bào lympho B cũng như sự phát triển của tế bào lympho B.
  • Sự thiếu hụt kẽm ảnh hưởng đến chức năng của các đại thực bào, có thể kích hoạt sản xuất cytokine và làm rối loạn quá trình chết nội bào.
  • Kẽm là trung tâm của quá trình sao chép ADN, phiên mã ARN, hoạt hóa và phân chia tế bào.

Bằng chứng kẽm giúp bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19

Tiến sĩ Campbell mô tả một số chức năng mà kẽm giúp bảo vệ cơ thể khỏi COVID-19, bao gồm cả việc giúp ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào. Kẽm cũng hỗ trợ sự phát triển và chức năng của các sợi lông chuyển trong hệ thống hô hấp giúp đẩy vi khuẩn và các mảnh vụn ra khỏi đường thở. Những sợi lông này di chuyển đồng bộ theo nhịp, giống như những người cùng chèo một chiếc thuyền.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Rhinology and Allergy của Mỹ đã cho thấy kẽm giúp kích thích tần số chuyển động của các lông chuyển và có thể giúp làm sạch niêm mạc, điều này cần thiết để làm sạch phổi. Một nhóm các nhà khoa học khác phát hiện ra rằng việc bổ sung kẽm cho động vật bị thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến độ dài của lông chuyển và số lượng tế bào biểu mô trong phế quản.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm cũng có chức năng cải thiện hàng rào biểu mô đường hô hấp – “lớp da” đó bao bọc đường hô hấp của bạn và thường xuyên tiếp xúc với các hạt khí dụng và vi khuẩn từ không khí bạn hít thở. Bằng chứng đã chỉ ra rằng kẽm ảnh hưởng đến interferon-gamma là một loại cytokine. Cytokine là các protein hoạt động giống như tín hiệu để cảnh báo cho hệ thống miễn dịch về kẻ xâm nhập. Interferon-gamma đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại các mầm bệnh nội bào. Khi lượng cytokine này giảm sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch.

Trong khi người ta vẫn chưa biết liệu interferon-gamma có đóng vai trò như một cơ chế chống khối u hay không, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có tác động tích cực đến sự sống sót của bệnh nhân đối với một số bệnh ung thư.

Như bạn có thể đã nghe trong suốt năm 2020, kẽm cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhân lên của virus bên trong tế bào.

Một cách tuyệt vời để tìm hiểu về kẽm là [xem] một đoạn video ngắn mà Tiến sĩ John Campbell đăng trên YouTube. Ông xem xét một số kiến thức đằng sau mối liên hệ giữa kẽm và hệ thống miễn dịch và chia sẻ niềm tin của mình rằng kẽm là một cơ sở sinh học trong việc một số người bị nhiễm COVID nặng hơn.

Tiến sĩ Campbell mô tả một số tác dụng của kẽm ở nội bào, bao gồm việc giảm tác động của ARN polymerase phụ thuộc ARN, thường được gọi là enzym sao chép vì nó giúp nhân bản virus bên trong tế bào.

Sự thiếu hụt kẽm có liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe

Như Tiến sĩ Campbell đã chỉ ra, sự thiếu hụt kẽm có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống miễn dịch của bạn, nhưng cũng có thể dẫn đến phản ứng siêu viêm từ các cytokine tiền viêm. Do đó, với sự thiếu hụt kẽm, bạn không chỉ bị nhiễm virus nhiều hơn, mà còn kích hoạt sự gia tăng của phản ứng siêu viêm.

Tiến sĩ Campbell chỉ ra rằng nhiều tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt kẽm cũng được biết đến là các bệnh kèm theo của COVID-19. Các tình trạng này bao gồm:

  • Xơ vữa động mạch
  • Các bệnh tự miễn
  • Hen phế quản
  • Ung thư
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Đái tháo đường
  • Đang dùng thuốc lợi tiểu
  • Tuổi cao
  • Ức chế miễn dịch
  • Bệnh thận và xơ gan hoặc tổn thương gan
  • Hút thuốc lá
  • Béo phì

Kẽm Ionophores cải thiện hiệu quả

Trong một video MedCram ngắn được đăng trên YouTube, Tiến sĩ Roger Seheult xem xét các bằng chứng thuyết phục cho thấy cách mà kẽm ionophores (một chất hóa học giúp các ion đi qua màng tế bào) giúp cải thiện sự hấp thu kẽm vào tế bào. Đây là một thành phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự nhân lên của virus. Như Tiến sĩ Seheult giải thích, kẽm không thể dễ dàng đi qua màng tế bào nhưng lại cần phải có mặt ở bên trong tế bào để ngăn chặn sự nhân lên của virus.

Có một số kẽm ionophores có thể làm được việc này. Trong video này, Tiến sĩ Seheult đã mô tả vai trò của hydroxychloroquine và chloroquine. Hydroxychloroquine là ionophore mà Tiến sĩ Zelenko sử dụng trong phác đồ của mình để đưa kẽm vào trong tế bào.

Trong nghiên cứu được bình duyệt của ông, các nhà nghiên cứu đã so sánh 141 bệnh nhân được điều trị [với phác đồ hydroxychloroquine] và 377 bệnh nhân không được điều trị trong cùng một cộng đồng.

Việc thu thập dữ liệu cho thấy chỉ có bốn trong số 141 bệnh nhân được điều trị phải nhập viện và 58 bệnh nhân không được điều trị phải nhập viện. Một bệnh nhân trong nhóm điều trị tử vong và 13 bệnh nhân trong nhóm không điều trị tử vong.

Ngoài ra còn có các hợp chất tự nhiên khác có thể đưa kẽm vào trong tế bào, trừ những trường hợp [mắc bệnh] nghiêm trọng nhất. Hai chất đã được nghiên cứu bao gồm quercetin và epigallocatechin gallate (EGCG), được tìm thấy trong trà xanh.

Trong một nghiên cứu so sánh, các nhà nghiên cứu đã đánh giá quercetin và EGCG như các kẽm ionophores và chứng minh rằng ionophore có tác dụng trên hệ thống màng lipid. Đồng thời kết luận rằng những polyphenol này có thể làm tăng lượng kẽm trong tế bào và có tác động đáng kể đến hoạt động sinh học của kẽm.

Điều thú vị là quercetin cũng là một chất kháng virus mạnh, đồng thời quercetin và EGCG có thêm lợi thế là ức chế 3CL protease. Theo một nghiên cứu năm 2020 trên Tạp chí Ức chế Enzyme và Hóa dược, khả năng ức chế các coronavirus SARS “được cho là có liên quan trực tiếp đến việc ngăn chặn hoạt động của SARS-CoV 3CLpro trong một số trường hợp.”

Các loại vitamin kẽm có thể gây ra tình trạng mất cân bằng đồng

Thiếu kẽm không phải là tình trạng hiếm gặp. Các chuyên gia tin rằng khoảng 17.3% dân số toàn cầu bị thiếu hụt kẽm và theo ước tính hầu hết những người trên 65 tuổi chỉ tiêu thụ 50% lượng kẽm được khuyến cáo.

Bốn dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể bạn có thể cần thêm kẽm:

  • Chán ăn
  • Thờ ơ
  • Suy giảm vị giác hoặc khứu giác
  • Thường xuyên bị cảm, cúm hoặc nhiễm trùng
  • Rụng tóc

Mặc dù có một số xét nghiệm được sử dụng để xác định sự thiếu kẽm, bao gồm phân tích mẫu tóc, mẫu nước tiểu hoặc kiểm tra vị giác, nhưng xét nghiệm huyết tương là phổ biến nhất. Kiểm tra vị giác có thể được thực hiện tại nhà thông qua các phòng thí nghiệm đặt hàng qua thư nhưng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Những người có nguy cơ thiếu kẽm bao gồm:

  • Những người bị suy dinh dưỡng
  • Người cao tuổi
  • Người mắc các bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh tự miễn
  • Người ăn chay và thuần chay

Phần lớn giai đoạn đầu của thiếu kẽm là dưới lâm sàng – nghĩa là bạn không có các triệu chứng cần điều trị – nhưng đã thực sự ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Dù bạn có thể muốn bắt đầu bổ sung kẽm, nhưng điều quan trọng là bạn phải nhận thức được rằng cơ thể có một cơ chế phức tạp để duy trì sự cân bằng các khoáng chất vi lượng như đồng, sắt, crom và kẽm. Cách tốt nhất để dễ dàng đạt tới sự cân bằng thích hợp là lấy khoáng chất từ ​​thực phẩm.

Mặc dù trong thời gian bị bệnh, khi cơ thể bạn cần thêm kẽm, việc bổ sung có thể cần thiết, nhưng tôi khuyên bạn nên cố gắng đáp ứng nhu cầu kẽm hàng ngày bằng thực phẩm. Sau đây là một số nguồn thực phẩm cung cấp kẽm tốt nhất:

  • Cua Hoàng đế Alaska
  • Hàu
  • Đậu tây
  • Thịt cừu
  • Thịt bò ăn cỏ
  • Phô mai Cheddar hoặc phô mai Thụy Sĩ
  • Nấm
  • Cải bó xôi
  • Hạt bí ngô

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình và là tác giả có nhiều sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.

Vân Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn