Điều trị hội chứng COVID kéo dài

COVID-19 có thể để lại hiệu quả lâu dài, cách tốt nhất là nên phòng tránh từ sớm.

Hội chứng COVID kéo dài, còn được gọi là hội chứng COVID đường dài, COVID mãn tính, hoặc hội chứng đường dài, đề cập đến các triệu chứng tồn tại trong bốn tuần hoặc hơn sau lần nhiễm COVID-19 lần đầu. Bác sĩ nội khoa và tim mạch được hội đồng chứng nhận, Tiến sĩ Peter McCullough thảo luận về các phương pháp điều trị tiềm năng đối với COVID kéo dài trong một cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ Al Johnson đã được đăng trên YouTube, bao gồm những xét nghiệm nào có thể cần thiết và khi nào cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

Nhiều triệu chứng cũng có thể tương tự với triệu chứng do việc chích vaccine COVID-19 gây ra, và tiến sĩ McCullough nêu chi tiết bốn loại hội chứng thương tích do vaccine COVID-19 mà ông đã gặp trong quá trình thực hành của mình. Bất kỳ ai cũng có thể gặp hội chứng COVID kéo dài, nhưng những bệnh nhân đã từng điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt có nhiều khả năng gặp phải hội chứng này hơn.

Theo ông McCullough, 50% trong nhóm này sẽ có các biểu hiện của hội chứng COVID kéo dài.

Ông nói: “Vì vậy, bệnh nhân có triệu chứng càng nặng và thời gian mắc COVID càng lâu, thì càng có nhiều khả năng mắc hội chứng COVID kéo dài. Đó là lý do tại sao chúng tôi thích điều trị sớm. Chúng tôi rút ngắn thời gian của các triệu chứng và do đó, bệnh nhân ít có khả năng mắc hội chứng COVID kéo dài”.

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng COVID kéo dài

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng COVID kéo dài tồn tại trong bốn tuần hoặc hơn sau khi bạn được chẩn đoán mắc COVID-19, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Ho
  • Đau khớp
  • Đau ngực
  • Các vấn đề về trí nhớ hoặc khả năng tập trung
  • Các vấn đề về giấc ngủ
  • Đau cơ hoặc nhức đầu
  • Tim đập nhanh hoặc đập mạnh
  • Mất khứu giác hoặc vị giác,
  • Trầm cảm hoặc lo lắng
  • Sốt
  • Chóng mặt khi đứng
  • Hoặc các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần.

Các triệu chứng này là kết quả của tổn thương các hệ cơ quan sau: hệ hô hấp/phổi, hệ miễn dịch/dị ứng, ty thể/hệ thống năng lượng, tim, hoặc hệ thần kinh trung ương/ngoại vi.

Một bài báo được trình bày bởi Tiến sĩ Bruce Patterson tại Hội nghị thượng đỉnh COVID quốc tế ở Rome từ ngày 12/09 đến ngày 14/09, cho thấy rằng: “Những người đã bị bệnh COVID nghiêm trọng, sau 15 tháng, phân đoạn S1 của protein đột biến có thể được phục hồi từ bạch cầu đơn nhân của con người”.

“Điều đó có nghĩa là cơ thể đã bị lấp đầy virus theo đúng nghĩa đen và dành tới 15 tháng để cố gắng loại bỏ protein gai của virus khỏi các mô cơ thể. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người mắc hội chứng COVID kéo dài”.

Điều trị hội chứng COVID kéo dài
Hình ảnh mô hình virus. (Ảnh: Finnbarr Webster/Getty Images)

Theo dõi các cục máu đông trong 90 ngày

Nếu bạn đã bị COVID-19, đặc biệt là bị bệnh nặng, hãy lưu ý rằng cục máu đông và các vấn đề về tim, bao gồm đau tim, có thể xảy ra trong 90 ngày hoặc hơn sau khi hồi phục. Người ta tin rằng dấu tích của virus vẫn còn tồn tại trong hệ thần kinh, phổi, tim và các cơ quan khác.

Nếu các triệu chứng bao gồm khó thở, ho máu hoặc đau ở một bên ngực khi bạn hít thở sâu, thì đó có thể là do huyết tắc mạch phổi muộn hoặc do cục máu đông đang di chuyển đến phổi.

Tiến sĩ McCullough nói: “Chúng tôi đã thấy điều này không chỉ một lần”.

Chụp CT ngực có thuốc cản quang

Trong trường hợp này, ông khuyến nghị nên chụp CT ngực có thuốc cản quang và nếu phát hiện có cục máu đông thì nên sử dụng thuốc chống đông đường uống từ 3 đến 6 tháng. Ông cũng sử dụng aspirin liều đầy đủ (325 mg mỗi ngày) cho hầu hết những người mắc hội chứng COVID kéo dài, kể cả những người không có vấn đề chủ yếu về cục máu đông.

Tuy nhiên, một giải pháp thay thế an toàn hơn và có hiệu quả tương đương với aspirin là các enzym đường tiêu hóa có tác dụng tiêu sợi huyết như lumbrokinase và serrapeptase. Bạn có thể sử dụng luân phiên hai loại enzym này: một ngày dùng lumbrokinase và ngày tiếp theo dùng serrapeptase, bởi vì bạn sẽ cần sử dụng chúng trong khoảng ba tháng và có thể phải chịu những tác động không tốt do các enzyme này, theo thời gian.

Bất kỳ ai đã từng bị COVID-19, đặc biệt là có các triệu chứng nghiêm trọng, nên cân nhắc dùng các enzyme đường tiêu hóa có tác dụng tiêu sợi huyết để bảo đảm không có cục máu đông.

Xét nghiệm D-dimer

Một phương pháp thay thế để xác định xem có xảy ra đông máu hay không là một xét nghiệm được gọi là D-dimer, mặc dù khá đắt tiền. D-dimer là một đoạn protein được cơ thể hình thành khi cục máu đông tan ra.

Bình thường, D-dimer không thể phát hiện được hoặc chỉ xuất hiện ở mức độ rất thấp, nhưng mức độ D-dimer có thể tăng lên đáng kể khi cơ thể bạn đang hình thành và phá vỡ các cục máu đông. Nếu hàm lượng D-dimer của bạn thấp, thì bạn không cần phải dùng các enzym. Tương tự như vậy, nếu bạn bị COVID-19 rất nhẹ, giống cảm lạnh, bạn có thể không cần chúng.

Xét nghiệm protein phản ứng C (CPR)

Ngoài chụp CT và có thể cả xét nghiệm D-dimer để loại trừ thuyên tắc phổi nếu bạn đang có các triệu chứng, tiến sĩ McCullough đề xuất xét nghiệm protein phản ứng C (CRP) có độ nhạy cao cung cấp chỉ số chung về tình trạng viêm.

Ông nói: “Việc theo dõi cục máu đông này rất quan trọng. Tôi đã thấy nhiều trường hợp bệnh nhân bị bỏ sót cục máu đông. Điều này gần như xảy ra hàng ngày, đặc biệt là trong vòng 90 ngày đầu tiên sau nhiễm COVID-19”.

Các vấn đề thần kinh và tim là phổ biến

Viêm màng ngoài tim và viêm màng phổi cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân có hội chứng COVID kéo dài.

Tiến sĩ McCullough nói: “Virus có thể gây viêm. Protein gai của virus trong cơ thể kích hoạt phản ứng viêm.”

Trong những trường hợp này, ông kê đơn steroid và colchicine, một loại thuốc chống viêm thường được sử dụng cho bệnh Gout để giảm nồng độ acid uric.

Nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ thực sự xảy ra mà không được báo trước trong hội chứng COVID kéo dài, vì vậy Tiến sĩ McCullough cảnh báo những người đang hồi phục hãy “đề phòng,” đặc biệt nếu bạn đã được đặt stent tim hoặc động mạch cảnh.

Các hội chứng thần kinh

Các hội chứng thần kinh cũng xảy ra trong hội chứng COVID kéo dài, mặc dù không được mô tả rõ ràng. Các triệu chứng bao gồm đau khớp và cơ, đau đầu, sương mù não và ù tai. Một số người cũng có những thay đổi trong hệ thống thần kinh tự chủ, chẳng hạn như nhịp tim tăng cao và các bệnh thần kinh cảm giác, bao gồm tê và yếu chân.

Tiến sĩ Al Johnson khuyên bạn nên sử dụng ống lăn xốp cho vùng lưng từ 3 – 5 lần mỗi ngày để thư giãn hệ thần kinh cũng như giảm đau xương sườn do tất cả các cơn ho. Tiến sĩ McCullough đã có một số thành công trong việc điều trị các triệu chứng thần kinh với một SSRI (thuốc chống trầm cảm) cũ hơn gọi là fluvoxamine.

Hỗ trợ hệ vi sinh vật trong cơ thể

Nghiên cứu của Tiến sĩ Sabine Hazan đã chỉ ra rằng hệ vi sinh vật của bạn đóng một vai trò đáng kinh ngạc trong COVID-19. Tiến sĩ Hazan đã phát hiện ra rằng đây là một trong những lý do khiến một số người nhất định trong cùng một gia đình không mắc COVID-19 trong khi những người khác lại mắc bệnh này. Hệ vi sinh vật khỏe mạnh giúp bảo vệ bạn khỏi sự phát triển của COVID-19. Bifidobacterium là một trong những vi khuẩn hàng đầu có khả năng chống lại COVID-19.

Ông nói: “COVID-19 rõ ràng là một hội chứng đường tiêu hóa”.

Virus SARS-CoV-2 tích tụ trong mũi và miệng của bạn và khi nuốt, virus sẽ được

đưa xuống đường tiêu hóa. Theo Forbes, ông Li Tongzeng, Phó giám đốc khoa hô hấp và bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Quý An Bắc Kinh, trích dẫn nghiên cứu rằng virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn trong hậu môn và phân so với trong đường hô hấp.

Tránh xa các chất gây kích ứng đường tiêu hóa là rất quan trọng, nên áp dụng một chế độ ăn sạch với thực phẩm hữu cơ và nước suối đóng chai thủy tinh, nếu có thể. Ăn thực phẩm lên men hoặc dùng probiotic chất lượng cao cũng như tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết và thực phẩm chế biến sẵn cũng cần thiết cho sức khỏe đường ruột.

Mệt mỏi mãn tính và rối loạn giấc ngủ

Mệt mỏi mãn tính là một vấn đề lớn đối với nhiều người mắc hội chứng COVID kéo dài, và đối với điều này, liệu pháp oxy cường độ cao (HBOT) được khuyến nghị vì khả năng cải thiện chức năng của ty thể.

Tiến sĩ Johnson nói: “Độc tố ảnh hưởng đến ty thể đó là những động cơ nhỏ trong cơ thể chúng ta sản xuất ATP, đó là hệ thống năng lượng của chúng ta”.

Liệu pháp oxy cường độ cao (HBOT) giúp cơ thể tránh được các rối loạn chức năng ty thể, tăng tốc độ sản xuất ATP, giúp cơ thể gia tăng năng lượng trong khi giảm tình trạng sương mù và mệt mỏi ở não. Liệu pháp oxy cường độ cao (HBOT) giúp chữa lành các mô cơ thể như phổi, tim và cơ đồng thời giảm viêm và giảm các triệu chứng.

Nếu bạn có vấn đề về rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở những người mắc hội chứng

COVID kéo dài, nên tránh uống rượu trong ít nhất một tháng, vì “chỉ cần uống một ly rượu trong 28 ngày sẽ phá hủy cấu trúc giấc ngủ”.

Frontline COVID-19 Critical Care Alliance (Liên minh FLCCC – đưa ra Phác đồ Phòng ngừa & Điều trị cho COVID-19) đã đưa ra phác đồ — I-RECOVER18 — cho hội chứng COVID kéo dài bao gồm melatonin, cũng có thể giúp điều trị rối loạn giấc ngủ.

Ảnh hưởng của virus COVID so với ảnh hưởng của vaccine

Tiến sĩ McCullough cho biết, nhiều trường hợp, các hội chứng không gây tử vong sau chích vaccine COVID-19 tương tự như hội chứng COVID kéo dài..

Các hội chứng do vaccine gây ra thuộc 4 lĩnh vực: tim, thần kinh, miễn dịch và huyết học.

Biến chứng trên tim

Viêm cơ tim là hậu quả được công nhận của cả vaccine COVID-19 và virus COVID-19, nhưng chúng hoàn toàn khác nhau.

Ông cho biết: “Nguy cơ nhập viện vì viêm cơ tim sau chích vaccine Pfizer hoặc Moderna cao hơn do virus COVID-19 đối với trẻ em”.

“Viêm cơ tim do virus COVID-19 là nhẹ và không quan trọng. Tôi không muốn bất kỳ ai nghĩ rằng bệnh viêm cơ tim mà chúng ta đang thấy do nhiễm trùng tự nhiên giống như những gì chúng ta đang thấy với vaccine. Có nghiên cứu cho thấy các hạt nano lipid thực sự đi thẳng vào tim, cơ tim biểu hiện protein gai của virus và cơ thể tấn công chính cơ tim”.

“Có những thay đổi đáng kể trên ECG (điện tim). Troponin, một xét nghiệm máu để phát hiện tổn thương tim trong viêm cơ tim – trên người chích vaccine – cao hơn troponin mà chúng ta thấy khi bị nhiễm trùng tự nhiên từ 10 – 100 volt. Đó là một hội chứng hoàn toàn khác. 90% những đứa trẻ bị viêm cơ tim sau chích vaccine phải nhập viện… Vì vậy, viêm cơ tim do vaccine là một vấn đề lớn, và ở trẻ em, nó nghiêm trọng hơn và nổi bật hơn so với viêm cơ tim sau nhiễm virus COVID”.

Ngoài viêm cơ tim, rung nhĩ ở người trẻ tuổi và viêm màng ngoài tim cũng có thể xảy ra sau khi chích vaccine COVID-19.

Biến chứng thần kinh

Bên cạnh các hội chứng tim do vaccine, còn có các hội chứng thần kinh gây ra các triệu chứng thần kinh tương tự như ở những người mắc hội chứng COVID-19 kéo dài.

Các hội chứng này cũng có thể có các tác động bổ sung và nghiêm trọng hơn, bao gồm hội chứng Guillain-Barré có thể gây tử vong; liệt thần kinh mặt ngoại biên; co giật; nhức đầu dai dẳng; và cục máu đông trong não.

Biến chứng về miễn dịch học

Biến chứng thứ ba là về miễn dịch học bao gồm ức chế số lượng tế bào lympho và kích hoạt lại các hội chứng do virus khác gây ra, bao gồm virus Epstein-Barr và bệnh zona.

Biến chứng huyết học

Biến chứng thứ tư là về huyết học, xảy ra khoảng hai tuần sau khi chích vaccine, xuất hiện ban xuất huyết giảm tiểu cầu do vaccine.

Các dấu hiệu bao gồm bầm tím khắp cơ thể, chảy máu lợi và mũi, nước tiểu sẫm màu. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này trong vài tuần sau khi chích ngừa vaccine COVID-19, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

Tiến sĩ McCullough cho biết: “Điều xảy ra là [vaccine] đánh lừa cơ thể và cung cấp lượng kháng nguyên quá mức của tiểu cầu cho lá lách, lá lách sản xuất một kháng thể thực sự gắn các tiểu cầu vào thành mạch máu… và đó là nguyên nhân dẫn đến ban xuất huyết giảm tiểu cầu do vaccine”.

Đối với những người mắc các hội chứng do vaccine này, phác đồ I-RECOVER20 của FLCCC cho hội chứng COVID kéo dài đã được áp dụng để điều trị các triệu chứng do vaccine gây ra với thành công tương tự. Bạn có thể tải xuống phác đồ đầy đủ hướng dẫn từng bước về cách điều trị hội chứng COVID kéo dài hoặc các phản ứng do chích vaccine COVID-19.

Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình và là tác giả có nhiều sách bán chạy nhất, nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên. Tầm nhìn cốt lõi của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn tài nguyên quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình.

Tú Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn