Châm cứu phòng bệnh dị ứng theo mùa

Sụt sùi, sụt sịt, chớp mắt, chảy nước mắt và ho… khăn giấy ở đâu?! “Hmm… tôi không bị sốt hay cảm thấy đau nhức, vậy tôi nghĩ tôi sẽ tiếp tục đi làm hoặc đi học.”

Điều này nghe có vẻ quen thuộc phải không? Nếu đúng như vậy, bạn có thể bị dị ứng theo mùa, còn được gọi là sổ mũi mùa hoặc viêm mũi dị ứng.

Các triệu chứng chính của dị ứng theo mùa, bao gồm ngứa mũi và mắt, hắt hơi và chảy nước mũi. Các triệu chứng phụ có thể bao gồm ho và nhức đầu.

Nếu không được điều trị, bệnh nhân thường xuyên bị mất ngủ và cáu bẳn do khó chịu, khó thở. Viêm mũi dị ứng thường là dấu hiệu khởi phát thành viêm xoang với các triệu chứng khác như sốt, tắc nghẽn xoang và đau kèm theo nhiều chất nhầy.

Có vẻ như bất cứ thứ gì cũng có thể làm bạn bị dị ứng, và có lẽ chúng dường như trở nên thường xuyên hơn. Nếu đúng như vậy, bạn có thể cân nhắc phương pháp điều trị bằng châm cứu, nó có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng của bệnh dị ứng theo mùa, cũng như tăng cường sức đề kháng miễn dịch của cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng vì ngay từ đầu, phản ứng miễn dịch bất thường là yếu tố chính khiến bạn bị viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân của viêm mũi dị ứng

Các chất gây dị ứng trong không khí là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Phấn hoa cỏ cây vào mùa xuân và mùa hè, phấn hoa cỏ dại vào mùa thu gây ra dị ứng, cũng như ô nhiễm, lông vật nuôi và mạt bụi.

Những thay đổi về nhiệt độ, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm, cũng có thể gây ra viêm mũi dị ứng và tình trạng sức khỏe cá nhân của bạn chắc chắn sẽ đóng một vai trò nhất định. Sự kết hợp của các yếu tố này tạo thành bệnh nguyên – hoặc tập hợp các nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Một số người có thể lội qua những cánh đồng và khu rừng đang nở hoa, không bao giờ ngoáy mũi hay lau mắt và vẫn có sức khỏe dồi dào trong suốt mùa lạnh. Nhưng đối với phần còn lại như chúng ta, chúng ta bắt đầu mua sắm khăn giấy và thuốc thông mũi nhiều hơn khi trở mùa.

Trung Y xem tình trạng viêm mũi dị ứng gây ra chủ yếu do yếu tố mầm bệnh là “Phong” hoặc “Tà Phong” xâm nhập.

Phong này không có gì ngoài một luồng khí đi qua, như hàm ý trong văn hóa hiện đại có thể gợi ý. Phong trong Trung Y là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một con đường hoặc con đường nhỏ (kinh lạc và huyệt đạo) mà qua đó cơ thể chúng ta có thể rơi vào tình trạng mất cân bằng và các chức năng trở nên rối loạn.

Ý tưởng về các yếu tố mầm bệnh trong Trung y bắt nguồn từ sự hiểu biết cổ xưa của người Trung Hoa về sự thiên nhân hợp nhất. Những tham chiếu liên đới này đầu tiên được hình thành thông qua quan sát và sau đó được đúc kết thông qua kinh nghiệm cá nhân của vị thầy thuốc. Phong, một yếu tố gây ra những thay đổi đột ngột trong tự nhiên, là một cách để mô tả các quá trình thay đổi nhanh chóng của cơ thể. Ví dụ như trường hợp run rẩy toàn thân và các rối loạn về da có trong chúng một yếu tố là yếu tố gây bệnh do phong.

Sự xâm nhập vào cơ thể bởi yếu tố gây bệnh do phong được y học hiện đại giải thích là do hệ miễn dịch tăng cường hoạt động. Chúng ta biết rằng những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch nhạy cảm dễ bị tổn thương hơn bởi các hạt trong không khí. Các phần tử hoặc mầm bệnh xâm nhập này, khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta hoạt động, khiến các triệu chứng dị ứng xuất hiện.

Triệu chứng của dị ứng theo mùa và hen suyễn khá phổ biến trên cùng một bệnh nhân vì bệnh hen suyễn trong đông và tây y cũng được xem là biểu hiện của khiếm khuyết khả năng miễn dịch của bệnh nhân. Đây là lý do tại sao nhiều trường hợp dị ứng và hen suyễn ở trẻ em tự hết khi chúng lớn lên khi hệ miễn dịch của chúng phát triển đầy đủ hơn.

Bạn đã bao giờ nhận thấy rằng chứng dị ứng của bạn tồi tệ hơn trong một thời gian nhất định nào đó khi bạn đặc biệt mệt mỏi, bị bệnh hoặc căng thẳng? Rất có thể hệ thống miễn dịch của bạn cũng đã hoạt động quá mức.

Một yếu tố sinh bệnh thứ cấp khác gây ra dị ứng mà Trung y gọi là “sự ẩm thấp”. Liên quan đến viêm mũi dị ứng, sự ẩm thấp liên quan đến sự tích tụ bệnh lý của nước, tức là chất nhầy. Nó cũng có thể ngăn chặn chức năng “kiện tỳ” trong Trung Y, như chúng ta sẽ thấy là nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Con đường dẫn đến bệnh lý học

Trung Y giải thích nguyên nhân sâu xa của bệnh viêm mũi dị ứng là sự bất hòa hoặc do rối loạn bên trong, sau đó tạo điều kiện cho các yếu tố bên ngoài của các loại tà khí xâm nhập hoặc phát triển. “Chính khí” hay khí bảo vệ là một cơ chế năng lượng phòng thủ giống như chức năng miễn dịch của chúng ta. Chính khí không đủ khiến chúng ta bị viêm mũi dị ứng.

Khi khả năng miễn dịch của chúng ta bị suy giảm do sức khỏe kém hoặc mệt mỏi, Trung Y cho rằng chúng ta sở hữu ít Chính khí. Năng lượng “Tỳ/ Lách” bị suy yếu luôn được coi là điểm khởi đầu cho sự mất cân bằng Chính khí. Một chức năng chính của cơ quan Tỳ/ năng lượng trong Trung Y liên quan đến quá trình tiêu hóa.

Nhiều người không nhận ra rằng 80% hệ thống miễn dịch của chúng ta nằm tại đường tiêu hóa. Điều này tương quan chính xác với những gì Trung Y đã biết trong hàng nghìn năm qua qua cụm từ “Chính khí khởi phát từ Trung Tiêu” hay được biết đến với cái tên Tỳ/ Lách và Vị/ Dạ dày. Các vi khuẩn trong đường tiêu hóa của chúng ta đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống miễn dịch niêm mạc và giúp sản xuất các kháng thể.

Châm cứu phòng bệnh dị ứng

“Chà,” bạn nói, “tôi có thể làm gì để cải thiện khả năng miễn dịch và cơ địa của mình để không bị viêm mũi dị ứng hoặc ít nhất là không bị thường xuyên?” Rất vui vì bạn đã hỏi! Chúng ta hãy nhìn xem nhiều người thường làm gì vào cuối hè và đầu thu.

Đây là khoảng thời gian khá quan trọng trong quá trình phát triển của bệnh viêm mũi dị ứng khi mà nhiều người đang vô tình làm suy yếu chức năng tỳ vị do ăn nhiều đồ lạnh. Thực phẩm lạnh làm giảm nhiệt độ tối ưu cần thiết cho quá trình tiêu hóa trong dạ dày của chúng ta, khiến cơ thể chúng ta tiêu hao nhiều năng lượng hơn cho quá trình tiêu hóa, do đó làm tăng năng lượng của tỳ/ lá lách và khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn nhiều. Thực phẩm từ sữa và dầu mỡ làm thúc đẩy sản xuất chất nhờn, vì vậy chúng ta nên cố gắng tránh những loại thực phẩm này, đặc biệt là trong những tháng trước mùa dị ứng định kỳ của chúng ta.

Mục đích của châm cứu điều trị viêm mũi dị ứng là phục hồi chức năng miễn dịch bình thường bằng cách làm giảm phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng, do đó đảo ngược quá trình viêm. Trong thời gian chuyển mùa khi các triệu chứng dị ứng có thể nghiêm trọng, vị thầy thuốc châm cứu sẽ tập trung vào những điều này trước tiên. Một khi tình trạng này thuyên giảm, chúng ta sẽ tập trung vào việc tăng cường và điều chỉnh chức năng miễn dịch của cơ thể.

Sự hiểu biết khoa học hiện đại về cách châm cứu điều trị dị ứng theo mùa là thông qua việc kích thích hệ thống thần kinh của chúng ta, thúc đẩy sự tiết chất dẫn truyền thần kinh giúp điều hòa lưu lượng máu. Châm cứu cũng làm tăng sản xuất ACTH huyết thanh của cơ thể, giúp điều chỉnh cortisol steroid chống viêm.

Châm cứu và Trung Y thực sự tỏa sáng trong lĩnh vực y tế dự phòng vì họ coi bệnh nhân và bệnh lý là tương quan với nhau và biết rằng lợi ích và hiệu quả lâu dài đòi hỏi phải tra cứu nhiều khía cạnh trong lịch sử sức khỏe của bệnh nhân.

Châm cứu điều trị cơ thể của chúng ta trên những gì ở mức độ chức năng. Điều này có nghĩa là nó cải thiện chức năng, đặc biệt là các cơ, các cơ quan, sản xuất/ cân bằng chất lỏng và khả năng miễn dịch. Châm cứu hỗ trợ quá trình chữa bệnh bằng cách sử dụng năng lượng bẩm sinh của chính cơ thể để phục hồi sức khỏe tự nhiên của chúng ta. Nó thường được kết hợp với các biện pháp thảo dược của Trung Hoa, liệu pháp thực phẩm phương đông và các khuyến nghị về lối sống, để đảm bảo kết quả lâu dài hơn.

Như một biện pháp phòng ngừa, bệnh nhân nên bắt đầu điều trị dị ứng theo mùa vài tháng trước khi mùa dị ứng thông thường bắt đầu.

Tân Dân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn