Căng thẳng tinh thần gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Căng thẳng tinh thần sẽ ức chế hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú.

Nhận được chẩn đoán mắc ung thư vú chắc hẳn là một sự kiện gây chấn động với bạn. Tâm trí bạn trở nên rối bời và xuất hiện hàng tá câu hỏi. Bạn thắc mắc về quá trình điều trị của mình, kết quả sẽ ra sao, và bạn cùng gia đình sẽ vượt qua như thế nào.

Tôi đã luôn phải đối mặt với những vấn đề này, và tôi có thể nói với bạn rằng căng thẳng tinh thần sẽ ức chế hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trên thực tế, điều cần thiết số 4 trong “The 7 Essentials System” (Tạm dịch: 7 điều cần làm) để cơ thể lành bệnh một cách tự nhiên là chữa lành những tổn thương tình cảm của bạn. Nhưng những cảm xúc có liên quan gì đến bệnh ung thư vú?

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thừa nhận mối liên hệ giữa cảm xúc và bệnh tật

Việc tìm hiểu mối liên quan giữa tâm và thân trong giới khoa học vượt xa những gì bạn nghĩ. Tiến sĩ Predergast, nhà ung thư học lỗi lạc kiêm chủ tịch Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cho biết vào năm 1959:

“Có một số bằng chứng cho thấy diễn tiến bệnh nhìn chung bị ảnh hưởng bởi căng thẳng tinh thần. Tôi chân thành hy vọng rằng chúng ta có thể mở rộng tìm hiểu về sự khác biệt trong tư duy của một người có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc kích hoạt hay ức chế tiến triển bệnh.

Tiến sĩ O. Carl Simonton thường được gọi là “cha đẻ của y học tâm và thân cho bệnh nhân ung thư” và nổi tiếng với công trình nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực ung thư tâm lý xã hội bắt đầu từ những năm 1970. Ông đã phát triển mô hình hỗ trợ cảm xúc trong điều trị ung thư, giới thiệu về khái niệm trạng thái tinh thần của người bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sống sót sau mắc bệnh. Chương trình can thiệp cảm xúc của ông thậm chí đã được Văn phòng Tổng Y sinh chấp thuận.

Trong khi thực hành, Tiến sĩ Simonton đã áp dụng chương trình hỗ trợ cảm xúc cho bệnh nhân của ông và thấy được những cải thiện về thời gian sống sót và chất lượng cuộc sống. Ông tin rằng “cảm xúc ảnh hưởng mạnh đến hệ miễn dịch và quá trình lành thương của các hệ cơ quan khác.”

Căng thẳng tinh thần làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Cảm xúc ảnh hưởng mạnh đến hệ miễn dịch và quá trình lành thương của các hệ cơ quan khác (Ảnh: Pixabay)

Cảm xúc tiêu cực kinh niên có thể kích hoạt sự phát triển tế bào ung thư như thế nào?

Có nhiều nghiên cứu tập trung vào mối liên quan giữa tinh thần và sức khỏe. Dưới đây là 4 mô hình cảm xúc phổ biến ở những bệnh nhân mắc ung thư. Danh sách này dựa trên công trình của bác sĩ y khoa Douglas Brodie:

  1. Trải qua những mất mát đáng kể trong cuộc sống, chẳng hạn như ly hôn hoặc người thân qua đời, trong khoảng thời gian từ 6 đến 18 tháng trước khi được chẩn đoán
  2. Ít coi trọng bản thân
  3. Có khuynh hướng ôm giữ sự oán giận mạnh mẽ
  4. Không có khả năng phát triển và duy trì mối quan hệ lâu dài, có ý nghĩa

Chữa lành cảm xúc có thể giúp bạn chữa khỏi bệnh ung thư

Làm cách nào để một người có thể chữa lành những tổn thương cảm xúc trong đời? Có hai điều bạn cần phải có để bắt đầu hành trình chữa lành cảm xúc và thể chất của mình:

  1. Điều đầu tiên phải có là MONG MUỐN thay đổi. Không có thay đổi nào sẽ xảy ra nếu bạn không tập trung cải thiện, không chỉ đời sống thể chất mà còn sức khoẻ tinh thần và tình cảm của bạn.
  2. Bạn cũng phải có NIỀM TIN. Đối với nhiều người, điều này cũng bao gồm niềm tin vào một sức mạnh cao hơn. Tuy nhiên, bất kể niềm tin của bạn là gì, niềm tin vào bản thân và những điều bạn đang có để thay đổi tình trạng sức khoẻ của bạn là rất quan trọng.

Ngoài ra, bạn cũng phải tin tưởng mạnh mẽ vào liệu trình điều trị mà bạn đã chọn.

Căng thẳng tinh thần làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Chữa lành cảm xúc có thể giúp bạn chữa khỏi bệnh ung thư (Ảnh: Pixabay)

Sử dụng phương pháp hỗ trợ cần thiết cho sức khỏe tinh thần là rất quan trọng

Một phần trong quá trình chữa lành cảm xúc là xác định phương pháp hỗ trợ tâm và thân mà bạn có thể cần và tìm cách để thực hiện phương pháp hỗ trợ đó. Trong đó thực hành thiền định là nền tảng cho bất kỳ cách nào bạn chọn.

Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Harvard ở Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cho thấy thiền định 30 phút thiền định mỗi ngày trong ít nhất 8 tuần thực sự có thể tái tạo chất xám.

Một phương pháp thiền định tôi thường sử dụng sau khi được chẩn đoán mắc ung thư vú (và cho tới hiện tại) là Phương pháp Silva. José Silva, người sáng lập phương pháp này tin rằng 90% nguyên nhân dẫn đến bệnh tật có nguồn gốc từ tinh thần và do đó, ở một mức độ nào đó, tinh thần có thể giúp lành bệnh. Sau khi làm việc với hàng chục nghìn sinh viên, Silva đã tìm ra 3 yêu cầu cần thiết để chữa lành tâm và thân hiệu quả:

1) Sóng não hoạt động ở mức Alpha và Theta:

Não bộ hoạt động ở tần số Alpha và Theta cũng mang lại hiệu quả giống như thiền định. Khi một người thiền định, về mặt khoa học tần số sóng não của họ giảm xuống ở mức Alpha hoặc Theta, Ông Jose – người sáng lập phương pháp Silva phát hiện ra rằng những người có thể duy trì tần số sóng não ở các mức độ này có thể giúp họ đạt được trạng thái phục hồi tế bào, tiêu tan căng thẳng, tăng khả năng miễn dịch, và giảm bớt các triệu chứng bệnh trong một số trường hợp.

2) Sức mạnh của việc tưởng tượng sự lành bệnh:

Tưởng tượng lành bệnh (hoặc hình ảnh hoá) liên quan đến việc hình dung kết quả cuối cùng của mục tiêu hay điều bạn mong muốn trong khi tần số sóng não của bạn ở mức Alpha hoặc Theta. Hình dung khối u co lại hoặc thậm chí biến mất là một bài tập rất hiệu quả!

3) Nắm vững quá trình tư duy D-B-E:

Có thể “Mong muốn, Tin tưởng và Kỳ vọng” bệnh sẽ lành là bước đầu tiên để biến điều đó thành hiện thực. Khi bạn quyết tâm chữa lành toàn bộ cơ thể – thể chất, cảm xúc và tinh thần – và bắt tay vào hành động, bạn chắc chắn sẽ nhìn thấy những kết quả tích cực trong cuộc sống hiện thực.

Hãy thử phương pháp cải thiện sức khỏe tâm và thân như thiền định và tự mình cảm nhận những lợi ích!

Vân Hi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn