Bí quyết giúp bạn kiên trì với những thói quen sức khỏe lành mạnh

Giáo sư tâm lý học sức khỏe Ryan Rhodes phân tích nguyên nhân vì sao chúng ta mãi thất bại với những thói quen sức khỏe lành mạnh và gợi ý danh sách 5 chiến lược giải quyết vấn đề này.

Những cam kết cho một năm mới là một việc rất đỗi bình thường diễn ra hàng năm Trong đó, cải thiện chế độ ăn uống và các hoạt động thể chất là những cam kết phổ biến nhất. Thật không may, việc không thực hiện được những mục tiêu mới đó cũng lại là điều quá phổ biến khiến cho cam kết trở nên sáo rỗng.

Điều này đã được củng cố bởi các bằng chứng nghiên cứu. Các nghiên cứu đã nhiều lần chỉ ra rằng hơn một nửa số người có kế hoạch thực hiện các hành vi lành mạnh trong năm mới đã không hoàn thành kế hoạch.

Tất nhiên, có những lưu ý đối với thống kê này. Các hành vi sức khỏe ngắn hạn có nhiều khả năng dễ được thực hiện hơn so với dài hạn. Những người đang quay trở lại một khuôn mẫu hành vi mà họ đã từng thực hiện [trước đây] có nhiều khả năng tuân theo ý định của họ hơn so với những người đang cố áp dụng một hành vi sức khỏe mới.

Điều quan trọng cần lưu ý là có ý định thay đổi hành vi [trước đây] là bước cần thiết đầu tiên. Rất ít người thường xuyên thực hiện những hành vi lành mạnh mà lại không có những ý định tốt lúc ban đầu. Tuy nhiên, việc tuân thủ các mục tiêu hành vi sức khỏe lành mạnh mới là yếu tố quan trọng.

Bí quyết giúp bạn kiên trì với những thói quen sức khỏe lành mạnh
Việc tuân thủ các mục tiêu hành vi sức khỏe lành mạnh mới là yếu tố quan trọng. (Ảnh: Howard Sayer/Shutterstock)

Tại sao chúng ta mãi thất bại với các hành vi sức khỏe lành mạnh?

Là một giáo sư tâm lý học về sức khỏe, nghiên cứu của Giáo sư tâm lý học sức khỏe Ryan Rhodes tập trung vào việc tìm hiểu “khoảng cách giữa ý định và hành vi (intention-behavor gap)” trong hoạt động thể chất và thử nghiệm các biện pháp can thiệp có thể giúp thu hẹp khoảng cách này.

Nghiên cứu của cá nhân tôi và các nghiên cứu từ các đồng nghiệp của tôi đã chỉ ra hai nguyên nhân vì sao chúng ta mãi thất bại với các hành vi sức khỏe lành mạnh.

Nguyên nhân thứ nhất là những thách thức chiến lược (strategic challenges), là những cách tiếp cận thiếu sót khi xem xét một chuỗi hành động về các mục tiêu và hành vi.

Nguyên nhân thứ hai là khuynh hướng cơ bản của con người khi đối mặt với cái mà các nhà tâm lý học gọi là xung đột tiếp cận / tránh né (approach/avoidance conflict): khi một thứ gì đó hấp dẫn và không hấp dẫn xảy cùng lúc.

Về những thách thức chiến lược, các chi tiết của mục tiêu có thể là một trong những chỉ số đầu tiên cho biết liệu một ai đó có gặp khó khăn hay không. Ví dụ, ý định tham gia vào hoạt động thể chất thường [vì] mong muốn các kết quả lâu dài (chẳng hạn như sự kiểm soát cân nặng, thể chất và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính) mà lại không cân nhắc kỹ lưỡng về thời gian và nỗ lực cần thiết để thực hiện hoạt động thể chất thường xuyên.

Một thách thức về chiến lược quan trọng khác là sự thất bại trong việc tính toán nhiều mục tiêu [khác nhau], khả năng đánh giá thấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hành vi khác. [Thực hiện] nhiều mục tiêu [cùng một lúc] là một trong những lý do chính khiến những ý định mới thường bị bỏ rơi: Những hành vi mới như tập thể dục phải cạnh tranh hoặc trùng khớp với tất cả những [hành vị] khác mà một người cần hoặc muốn làm.

Nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng mọi người có thể có xu hướng vô ý thức, thường thường, hướng về các hành vi sức khỏe [không lành mạnh]. Ví dụ, mọi người có xu hướng cơ bản là [hướng đến] những trải nghiệm dễ chịu và tránh những trải nghiệm khó chịu.

Hoạt động thể chất có thể là một trải nghiệm bất lợi đối với nhiều người vì nó yêu cầu cơ thể ngừng nghỉ ngơi và [phải] trải nghiệm tình trạng kiệt sức và khó chịu. Trải nghiệm tiêu cực trong quá trình vận động [dễ được] dự đoán [sẽ xuất hiện] trong tương lai hơn là cảm giác tích cực sau khi một người hoàn thành một đợt hoạt động thể chất.

Các chiến lược hiệu quả giúp bạn kiên trì thực hiện mục tiêu sức khỏe lành mạnh

Từ hai nguyên nhân nói trên, Giáo sư Ryan Rhodes gợi ý một danh sách các chiến lược sau:

  • Phát triển các kế hoạch càng chi tiết thì càng có hiệu quả, chẳng hạn như lập kế hoạch bạn sẽ làm gì, làm như thế nào, ở đâu và khi nào bạn sẽ làm điều đó, tiếp theo là các biện pháp dự phòng nếu có [bất kỳ] mâu thuẫn [nào] với kế hoạch của bạn.
  • Theo dõi các mục tiêu của bạn thường xuyên cũng là một trong những cách tiếp cận thành công nhất.
  • Tập trung vào trải nghiệm hành vi là rất quan trọng. Hãy làm cho hành vi sức khỏe trở nên dễ chịu, thuận tiện và có ý nghĩa nhất có thể đối với bạn. Thực hiện việc này vào những thời điểm bạn có nhiều năng lượng nhất (để chống lại những cám dỗ), sẽ giúp tăng xác suất thực hiện các ý định tốt.
  • Dành một chút thời gian để thừa nhận những cảm xúc của chính mình, đặc biệt là vào thời điểm bạn phải đối mặt với sự thôi thúc mạnh mẽ từ bỏ mục tiêu sức khỏe của mình để chuyển hướng sang những hoạt động thoải mái tức thì.
  • Một vài ngày trượt dốc không quan trọng đối với mục tiêu chung vì hầu hết những thay đổi về lành mạnh sức khỏe này sẽ trở thành các hoạt động hàng ngày của bạn.

Cũng có ý kiến cho rằng, theo thời gian, bạn không còn cần đến những ý tưởng về các chiến lược tự điều chỉnh do bạn đã bắt đầu hình thành thói quen lành mạnh. Tuy nhiên, kiên trì thực hiện những dự định đó sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp tục kế hoạch dài hạn hơn trong suốt cuộc đời.

Văn Thanh Bùi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn