7 hợp chất dinh dưỡng có thể cứu mạng cho người bệnh tim 

Bệnh tim mặc dù vẫn là nguyên nhân gây tử vong số 1 ở các nước phát triển, có thể được ngăn ngừa và thậm chí đảo ngược bằng các liệu pháp can thiệp dinh dưỡng.

Vì thế, bất cứ điều gì có thể ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ tử vong do căn bệnh này, hoặc có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược quá trình bệnh tim mạch, đều cần được các chuyên gia y tế và công chúng nói chung quan tâm.

Vì vậy, hãy cùng xem xét một thông tin về các lựa chọn thay thế tự nhiên sau đây.

3 hợp chất tự nhiên giúp giảm nguy cơ tử vong do tim mạch

Acid béo Omega-3: Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ đột tử do tim giảm khi tiêu thụ lượng acid béo omega-3 cao hơn. 

Quay trở lại năm 2002, Tạp chí New England Journal of Medicine  đã xuất bản một nghiên cứu có tiêu đề “Nồng độ acid béo n-3 chuỗi dài trong máu và nguy cơ đột tử,” cho biết, “Các acid béo n-3 được tìm thấy trong cá có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ đột tử ở nam giới không có bằng chứng về bệnh tim mạch trước đó.”  

Một nghiên cứu khác năm 2002, được công bố trên tạp chí Circulation, cho thấy bổ sung acid béo Omega-3 làm giảm tổng tỷ lệ tử vong và đột tử trên những bệnh nhân đã từng bị đau tim. 

Cần lưu ý rằng nhóm thuốc điều trị cholesterol bán chạy nhất được gọi là statin có thể thực sự làm giảm hiệu quả của chất béo omega-3 trong việc bảo vệ tim. 

Vitamin D: Hàm lượng hợp chất thiết yếu này được phát hiện có liên quan trực tiếp đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Hàm lượng vitamin D nằm ở mức 25% thấp nhất có liên quan đến tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tăng lên 26%. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Endocrinology năm 2009 khẳng định rằng không những mức vitamin D thấp hơn có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân mà còn ảnh hưởng thậm chí rõ rệt hơn đối với tỷ lệ tử vong do bệnh lý tim mạch. Phát hiện này đã được xác nhận cùng năm trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ, và một lần nữa vào năm 2010 trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ.

Magnesium: Trong một thế giới đang phát điên vì việc bổ sung calcium cho các bệnh được ‘sản xuất’ bằng T-score được là “thiếu xương” hoặc “loãng xương,” bất chấp mối liên quan rõ ràng của chúng với việc tăng nguy cơ tử vong do tim, nhưng vai trò của magnesium trong việc bảo vệ chống lại bệnh tim lại bị coi nhẹ. 

Ai cũng biết rằng ngay cả sự lão hóa nhanh chóng của cơ tim của những người trong các chuyến bay vũ trụ là do thiếu magnesium. Năm 2010, Tạp chí Khoa học Y sinh báo cáo rằng nguy cơ tim mạch thấp hơn đáng kể ở những người bài tiết lượng magnesium cao hơn, cho thấy vai trò bảo vệ của nó. Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Atherosclerosis vào năm 2011 cho thấy rằng nồng độ magnesium huyết thanh thấp dự đoán tử vong do tim mạch và mọi nguyên nhân. Hãy nhớ rằng khi bạn đang tìm cách ‘bổ sung’ magnesium trong chế độ ăn uống của mình, hãy chuyển sang chế độ ăn uống xanh. Chất diệp lục sở dĩ có màu xanh lục vì nó có một nguyên tử magnesium ở trung tâm của nó. Ví dụ, cải xoăn là một nguồn dinh dưỡng phức hợp tốt hơn nhiều so với các chất bổ sung magnesium. Tuy nhiên, nếu thất bại trong cách tiếp cận bằng ẩm thực, thực phẩm bổ sung magnesium có thể mang lại hiệu quả cao trong việc đạt được liều điều trị và liều bảo vệ tim mạch.

dinh dưỡng cho người bệnh tim 
(Ảnh: pixs4u/iStock)

4 hợp chất tự nhiên có thể làm tan cục máu đông trong động mạch

Lựu: loại trái cây đặc biệt này đã được tìm thấy trong một nghiên cứu lâm sàng trên người để đảo ngược độ dày lớp nội trung mạc động mạch cảnh lên đến 29% trong vòng 1 năm. Có một loạt các cơ chế đã được xác định có thể gây ra tác dụng này, bao gồm: 1) giảm huyết áp 2) chống lại nhiễm trùng (mảng bám trong động mạch thường chứa vi khuẩn và virus 3) ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol 4) giảm viêm.

Arginine: Nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng chỉ ra rằng acid amin này không chỉ ngăn ngừa sự tiến triển của xơ vữa động mạch mà còn đảo ngược các bệnh lý liên quan đến quá trình này. Một trong những cơ chế được chứng minh rằng Arginine tăng sản xuất oxit nitric vốn thường bị suy giảm trong cá lớp nội mô của mạch máu dẫn đến rối loạn chức năng thành mạch.

Tỏi: Tỏi không chỉ được phát hiện có tác dụng giảm vô số các yếu tố nguy cơ liên quan đến xơ cứng động mạch, làm dày và cứng động mạch mà còn làm giảm đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nghiên cứu trong ống nghiệm đã xác nhận rằng tỏi ức chế sự hình thành mảng xơ cứng động mạch. Chiết xuất tỏi già cũng đã được nghiên cứu về tác dụng ức chế sự tiến triển của mảng vôi hóa động mạch vành ở những bệnh nhân đang điều trị bằng statin. Và chúng ta đừng quên, lợi ích của tỏi vô cùng lớn.

B-Complex: Một trong số ít các loại vitamin đã được xác nhận trong các nghiên cứu trên người không chỉ làm giảm sự phát triển của mảng bám tích tụ trong động mạch mà còn thực sự đảo ngược quá trình này là B-complex. Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trên tạp chí Stroke cho thấy bổ sung vitamin B-complex liều cao làm giảm đáng kể sự tiến triển của chứng xơ vữa động mạch cận lâm sàng giai đoạn đầu ở những người khỏe mạnh. Đáng chú ý hơn, một nghiên cứu năm 2005 được công bố trên tạp chí Atherosclerosis cho thấy một công thức vitamin B làm giảm độ dày động mạch cảnh ở những bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu não. Ngoài ra, vitamin B còn có vai trò quan trọng trong việc giảm sản xuất homocysteine, một loại acid amin gây sẹo cho động mạch và mạch máu.

Những hợp chất không thân thiện với trái tim cần tránh

Sẽ không có cuộc thảo luận nào về việc ngăn ngừa tử vong do tim nếu không thảo luận về những thứ cần loại bỏ để giảm nguy cơ, chẳng hạn như:

NSAID: Các loại thuốc như aspirin, ibuprofen và Tylenol, có mối liên quan nổi tiếng với việc tăng tỷ lệ tử vong do tim. 

Thuốc Statin: Điều trớ trêu là chính danh mục thuốc được quảng bá cho hàng triệu người trên toàn cầu như một tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe ban đầu và thứ cấp để ngăn ngừa bệnh tim mạch và tử vong do tim lại thực sự là tác nhân gây độc cho tim, có liên quan đến không dưới 300 tác dụng phụ đối với sức khỏe. Thuốc statin thực sự đang tàn phá sức khỏe.

Lúa mì: trong khi mối liên hệ này hiếm khi được thảo luận, ngay cả với những người cổ vũ chế độ ăn không có ngũ cốc và không có lúa mì, lúa mì có khả năng gây độc cho tim rất mạnh, cùng với hơn 200 tác dụng phụ đối với sức khỏe đã được ghi nhận. Và tại sao lại không, khi chính những quốc gia ăn nhiều rau này có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và tử vong liên quan đến tim cao nhất?

Bài báo ban đầu được xuất bản tại GreenMedInfo.com

Nhóm Nghiên cứu GMI chuyên nghiên cứu các vấn đề sức khỏe và môi trường quan trọng nhất, đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu chuyên sâu và tập trung của nhóm sẽ khám phá nhiều cách – mà tình trạng hiện tại của cơ thể con người phản ánh trực tiếp trạng thái thực của môi trường xung quanh. 

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn