3 loại thực phẩm cần thiết tại nhà bảo quản được lâu, còn có tác dụng tăng cường miễn dịch

Trong nhà chuẩn bị cất trữ sẵn các loại thực phẩm như gạo và các loại đậu, không chỉ giúp tăng sức đề kháng trong thời gian diễn ra dịch bệnh, thậm chí còn trợ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh nhẹ do virus Corona (virus Vũ Hán) gây ra.

Trong nhà nên dự trữ 3 loại thực phẩm: Gạo, các loại đậu và nấm

Củi, gạo, dầu, muối, tương, giấm, trà là những thực phẩm sẽ cần dùng đến hàng ngày, chúng có thời hạn bảo quản khá lâu dài, cho nên có thể dự trữ nhiều hơn một chút. Đặc biệt là gạo, các loại đậu và nấm khô.

1. Gạo

Gạo không chỉ là thực phẩm chính, nấu thành cháo, mà còn là một món dược thiện vô cùng tốt.

Gạo là thực phẩm màu trắng, màu trắng sẽ đi vào phế (phổi), dưỡng phế âm. Vì vậy ăn cháo gạo có thể cường âm, bồi dưỡng cho phổi. Cháo gạo còn có thể điều hòa tỳ vị. Khoa học hiện đại cũng đã phát hiện, tỳ (lá lách) có liên quan chặt chẽ đến chức năng miễn dịch, điều này tương đồng với nhận thức của Trung y. Trung y cho rằng, tỳ vị khỏe mạnh, thì sẽ sinh ra càng nhiều khí huyết chống lại virus, đồng thời gia tăng sức đề kháng.

Một số người lo lắng mua nhiều sẽ không giữ lâu. Kỳ thực, cũng không cần lo lắng khi gạo mới trở thành gạo cũ. Vì gạo cũ là một loại thuốc trong Trung y, còn là loại thuốc quý. Gạo mới tính nhiệt tương đối nặng, có người ăn vào dễ thượng hỏa, còn gạo cũ ôn hòa hơn.

Nếu cảm thấy gạo cũ có mùi vị không ngon, nấu cơm không thơm, thì có thể làm thành gạo rang. Sau khi rang vàng gạo cũ, rồi cất giữ, đến thời điểm muốn ăn thì lấy ra rửa và nấu. Gạo rang cũng là một loại dược liệu rất tốt, người có tỳ vị không tốt, trẻ nhỏ và người già, mỗi buổi sáng ăn một bát cháo gạo rang, có thể tiêu thực trừ cam tích (bệnh trẻ con tiêu hoá không tốt).

Nhưng điều kiện tiên quyết khi ăn gạo cũ là, nơi cất trữ gạo ở trong nhà phải khô ráo, gạo không bị mốc, đổi màu; trước khi nấu nên ngửi thử xem gạo có còn mùi thơm không.

Tăng cường miễn dịch
Gạo trắng nếu cất trữ lâu mà không biến chất, thì vẫn có thể dùng ăn được, còn là một loại thuốc trong Trung y. (Ảnh: Shutterstock)

2. Các loại đậu

Bản thân hạt đậu khô vốn bảo quản được rất lâu, khi muốn ăn rau thì còn có thể làm thành giá đỗ, cho giá trị dinh dưỡng cao hơn. Ví như đậu nành, đậu xanh, đậu Hà Lan, chỉ ngâm nước là có thể phát triển thành mầm đậu nành, giá đậu xanh, giá đậu Hà Lan.

Hạt đậu tằm, đậu phộng cũng có thể làm thành mầm đậu. Hạt đậu tằm ngâm một đêm, mầm nhọn của nó đã bắt đầu nhú ra bên ngoài, sau đó lấy ra bỏ vỏ cứng, dùng làm rau ăn hoặc nấu canh đều được. Đậu phộng cũng vậy, ngâm một đêm là sẽ nảy mầm.

Mầm của các loại hạt là có rất nhiều chất dinh dưỡng. Theo Trung y, năng lượng của các loại mầm hạt rất mạnh, có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Hạt nảy mầm tựa như đang thai nghén sinh mệnh, hết thảy tinh hoa đều vận chuyển tập trung về nơi đó. Đồng thời, chất dinh dưỡng cũng trở nên dễ tiêu hóa hấp thu hơn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại rau mầm đều bổ dưỡng, có một số rau mầm có thể có độc, nhưng những loại rau mầm đề cập ở trên đều rất tốt cho sức khỏe.

3. Nấm

Các loại nấm khô như nấm mèo đen, nấm mèo trắng và nấm hương… cất giữ rất lâu, chúng có thể bổ huyết, bổ khí. Nấm còn có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Tăng cường miễn dịch
Nấm hương khô có thể cất giữ lâu, ăn vào có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)

4 loại thực phẩm giảm sốt, cải thiện các triệu chứng nhẹ do virus Corona gây ra

Trong thời gian diễn ra dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, với tình trạng các bệnh viện điều trị đều quá tải, những người bệnh có triệu chứng bệnh nhẹ thường chỉ có thể cách ly ở nhà, tự chăm sóc mình. Vì thế, trong nhà có thể chuẩn bị một số thực phẩm giúp giảm bớt triệu chứng bệnh.

1. Đậu xanh

Lấy đậu xanh thêm nước nấu 20 phút, nấu thành nước đậu xanh, ngày đầu tiên phát sốt nên uống nhiều nước đậu xanh giúp hạ sốt.

Khi phát sốt sẽ cảm thấy khát khô, đây là cơ thể đang muốn bổ sung thêm nước, vì trong cơ thể đang diễn ra giao chiến chính – tà, bài độc, nên cần rất nhiều nước. Nhưng “nước” này không phải là chỉ nước sôi để nguội, nước sôi để nguội không thể cung cấp năng lượng đầy đủ được, cũng không thanh nhiệt giải độc, mà nước đậu xanh lúc này là rất thích hợp.

Tuy nhiên, dùng nước đậu xanh hạ sốt, không phải là ngày thứ nhất uống một chút, ngày thứ hai uống một chút, ngày thứ ba cũng như thế. Mà chỉ cần uống vào ngày sốt đầu tiên, cố gắng uống nhiều; đến khi không muốn uống nữa, chứng tỏ lượng nước trong cơ thể đã đủ rồi. Mặt khác, nếu như đói thì ăn một chút cháo gạo hoặc cháo kê loãng để bổ sung năng lượng, giúp chống lại virus. Nếu cảm thấy mệt mỏi thì ngủ một giấc, có thể bệnh sẽ tốt lên vào ngày hôm sau.

2. Gừng tươi

Có một số người vừa nóng sốt vừa sợ lạnh, hoặc là cơ thể lúc cảm thấy lạnh, lúc cảm thấy nóng, qua một lúc thì lại cảm thấy lạnh, đây là do hàn khí tương đối nặng.

Lúc này, lấy một miếng gừng tươi to cắt lát, thêm nước vào rồi nấu khoảng 5 phút, sau đó vớt gừng ra bỏ đi, có thể cho thêm vài trái táo hoặc một chút đường, lúc cảm thấy khát nước thì uống lượng lớn. Sau khi uống xong, ăn thêm chút ít cháo, muốn ngủ thì cố gắng ngủ, thông thường sẽ hồi phục vào ngày hôm sau.

Tăng cường miễn dịch
Vừa nóng sốt vừa sợ lạnh là hàn khí tương đối nặng, lúc này có thể uống một ít nước canh gừng. (Ảnh: Shutterstock)

3. Hành

Hành là một vị thuốc hay. Hành trắng thêm đậu muối là bài thuốc hạ sốt rất cổ xưa. Đậu muối là sản phẩm sấy khô sau khi đậu nành hoặc đậu đen lên men, rất nhiều đậu muối bán trên thị trường có lượng muối cao, nên chọn loại đậu muối nhạt.

Cách làm là lấy một ít đậu muối, cho thêm nước đun 50 phút, lại lấy 3 cây hành, lấy phần hành trắng cắt nhỏ thành từng đoạn ngắn cho vào hỗn hợp nước đậu muối, nấu từ 5 đến 10 phút. Cũng có thể thêm ít đường, có tác dụng bảo vệ tỳ vị.

Nên cố gắng uống nhiều lượng nước được nấu ra từ hành trắng và đậu muối, rồi ăn chút cháo. Khi cơ thể đang suy yếu, khả năng tiêu hóa và hấp thu cũng kém, thì cháo loãng trở thành thức ăn tốt nhất. Tiếp sau đó là ngủ và nghỉ ngơi nhiều.

4. Củ Mã thầy (củ năng)

Củ mã thầy ăn ngon lại cất trữ được lâu, cũng là một loại dược liệu hạ sốt rất tốt, có thể mua nhiều chút về cất trữ. Vì trong củ mã thầy có thể có các loại ký sinh trùng, nên trước khi ăn cần dùng nước luộc 2-3 phút, sau đó vớt ra bóc bỏ vỏ. Khi sức khỏe tương đối tốt, thì nhai ăn; nếu sức khỏe hơi yếu thì ép thành nước uống.

Ngoài ra, nước mía cũng có thể thanh nhiệt giải độc.

Bác sĩ Trung y Thư Vinh (Shu Rong), sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề Trung y. Vào những năm 50, ông nội của bà đã từng cứu sống rất nhiều người trong một trận đại ôn dịch, khiến cho rất nhiều bác sĩ Tây y tin phục và bái ông làm thầy. Đến nay, bác sĩ Thư Vinh đã hành nghề y được hơn 30 năm, từng đảm nhận chức vụ bác sĩ trưởng tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Đồng Tế (Trung Quốc). Vào năm 2014, bác sĩ di cư sang Anh quốc và lập phòng khám, rất giỏi về khám và điều trị các bệnh nan y tạp chứng. Bà từng được Vương thất Dubai mời làm bác sĩ riêng, chữa trị khỏi bệnh nan y cho Tiểu vương của Dubai, được Vương thất tiểu quốc này tôn trọng. Trang web của Phòng khám Trung y bác sĩ Thư Vinh: https://doctorrong.com/

Bài viết do Tôn Khải Lệ chỉnh lý theo nội dung của Bác sĩ Thư Vinh cung cấp.
Lý Thanh Phong biên tập
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn